14/01/2018, 17:17

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Địa lý lớp 11 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Địa lý lớp 11 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra đầu năm môn Địa lớp 11 có đáp án Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Địa lý lớp 11 ...

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Địa lý lớp 11 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Địa lý lớp 11

 là đề kiểm tra đầu năm được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn. Đề thi môn Địa lý có đáp án, là tài liệu hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 11 ôn tập và củng cố kiến thức đã học. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Đề thi có 01 trang)

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: Địa lí; LỚP: 11
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I (2,0 điểm)

  1. Trình bày đặc điểm gió mùa đông bắc ở nước ta(nguồn gốc, hướng gió, thời gian và phạm vi hoạt động,...)?
  2. Hãy nêu hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lí đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của các nước đang phát triển.

Câu II (2,0 điểm)

Dựa vào trang 4 và trang 5 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy:

  1. Kể tên các quốc gia có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta.
  2. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào?

Câu III (3,0 điểm)

Lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta năm 2000 và năm 2009

(ĐV: nghìn người)

Năm Tổng số Chia ra
Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ
2000 37 609,6 24 481,0 4 929,7 8 198,9
2009 47 682,3 25 731,6 9 668,7 12 282,0
  1. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2009.
  2. Nhận xét từ biểu đồ đã vẽ và giải thích.

Câu IV (3.0 điểm)

  1. Trình bày những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với việc phát triển cây lương thực của nước ta.
  2. Tại sao người ta nói: để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước?

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Địa lý lớp 11

Câu I (2,0 điểm)

1. Trình bày đặc điểm gió mùa đông bắc ở nước ta (nguồn gốc, hướng gió, thời gian và phạm vi hoạt động,...)?

  • Nguồn gốc: Áp cao Xibia ở bán cầu Bắc
  • Hướng gió: Hướng Đông bắc, Tên gọi: gió mùa Đông Bắc
  • Thời gian hoạt động: Từ tháng XI - tháng IV. Đặc tính: Lạnh khô và lạnh ẩm.
  • Phạm vi hoạt động: Miền Bắc.

2. Hãy nêu hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lí đối với vấn đề phát triển kinh tế -xã hội và môi trường của các nước đang phát triển.

  • Đối với phát triển kinh tế:
    • Gây sức ép đối với tăng trưởng kinh tế và vấn đề lương thực.
    • Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng tiêu dùng và tích lũy, tạo nên mâu thuẫn giữa cung và cầu.
    • Làm chậm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thổ.
  • Đối với phát triển xã hội:
    • Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. GDP bình quân đầu người thấp.
    • Các vấn đề phát triển văn hóa, giáo dục, y tế gặp nhiều khó khăn.
    • Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.
  • Đối với tài nguyên môi trường:
    • Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
    • Ô nhiễm môi trường.
    • Không gian cư trú chật hẹp.

Câu II (2,0 điểm)

1. Kể tên các quốc gia có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta.

Trên đất liền phía bắc nước ta giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia

2. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào?

Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia: TQ, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan

Câu III (3,0 điểm)

1. Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính bán kính: R 2000 = 1,0 đơn vị bán kính

R 2009 = 1,12 đơn vị bán kính

+ Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta năm 2000 và năm 2009

(Đơn vị: %)

Năm Tổng số Chia ra
Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ
2000 100 65,1 13,1 21,8
2009 100 54,0 20,3 25,7

- Vẽ biểu đồ: Yêu cầu:

  • Biểu đồ tròn (hai hình tròn cho 2 năm)
  • Có chú giải và tên biểu đồ
  • Đẹp và chính xác về số liệu trên biểu đồ

(Thiếu mỗi y/c trừ 0,25 điểm)

2. Nhận xét và giải thích

a) Nhận xét:

Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế nước có có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực:

  • Tỉ trọng lao động ngành n-l-ng có xu hướng giảm (d/c), nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất.
  • Tỉ trọng lao động cn-xd, dv có xu hướng tăng (d/c) nhưng còn thấp.

b) Giải thích:

  • Nước ta thực hiện đổi mới, tiến hành CNH - HĐH.
  • Do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật. Thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nên đã giải phóng được số lượng lớn lao động trong nông nghiệp chuyển sang CN và DV

Câu IV (3.0 điểm)

1. Trình bày những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với việc phát triển cây lương thực của nước ta.

a) Thuận lợi

  • Tài nguyên đất: đất phù sa màu mỡ phân bố tập trung ở các đồng bằng châu thổ rộng lớn (ĐBSH và ĐBSCL) cho phép phát triển các vùng chuyên canh cây lương thực quy mô lớn. Hiện nay diện tích trồng cây lương thực vẫn còn tiếp tục được mở rộng nhờ thâm canh, tăng vụ, khai hoang cải tạo đất.
  • Tài nguyên nước: dồi dào cả trên mặt và nước ngầm, thuận lợi cho xây dựng hệ thống thủy lợi và đảm bảo tưới tiêu.
  • Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, rất thuận lợi cho việc trồng cây lương thực.

b) Khó khăn

  • Thiên tai (bão lụt, hạn hán...)
  • Sâu bệnh

2. Tại sao người ta nói: để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước?

  • Phát triển GTVT ở miền núi giúp cho các mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa miền núi với đồng bằng và thành phố thuận tiện.
  • TDMN có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhưng GTVT còn khó khăn, kinh tế chưa phát triển chỉ có đầu tư xây dựng GTVT mới giúp cho việc khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đi lại thuận tiện từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
0