Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 9 năm 2011 môn Hóa học
Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 9 năm 2011 môn Hóa học Sở GD&ĐT Cà Mau SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH CÀ MAU (ĐỀ THI CHÍNH THỨC) ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 9 THCS NĂM ...
Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 9 năm 2011 môn Hóa học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 9 THCS
|
Câu I (2,5 điểm)
Hãy chọn các chất thích hợp để hoàn chỉnh các phương trình phản ứng sau:
Câu II (3,0 điểm)
1. Cho CO tác dụng với CuO đun nóng được hỗn hợp chất rắn A và khí B. Hòa tan hoàn toàn A vào H2SO4 đặc, nóng; cho B tác dụng với dung dịch nước vôi trong dư. Viết phương trình phản ứng.
2. Cho chuyển hóa sau:
Viết phương trình phản ứng.
Câu III (3,0 điểm)
1. Trình bày phương pháp hóa học làm sạch các chất. Viết các phương trình phản ứng xảy ra:
a) Loại bỏ SO2 khỏi C2H2.
b) Loại bỏ C2H4 khỏi CO2.
c) Loại bỏ C2H5OH khỏi CH3COOH.
2. Từ đá vôi và các chất vô cơ cần thiết, viết phương trình phản ứng điều chế Br2CH – CHBr2.
Câu IV (2,5 điểm)
Nhận biết các chất chứa riêng sau và viết phương trình phản ứng xảy ra.
1. Không dùng thêm thuốc thử nhận biết 3 dung dịch: Na2CO3, HCl, NaCl
2. Các bột: đá vôi, cát trắng, xô đa, muối ăn, P.E
Câu V (3,5 điểm)
1. Có 3 khí A, B, C có phân tử khối bằng nhau và bằng 28 đv C; A, B có thể bị đốt cháy trong không khí, sản phẩm sinh ra đều có khí CO2; B có thể khử được CuO ở nhiệt độ cao; C là thành phần quan trọng trong phân bón hóa học. Xác định công thức phân tử của A, B, C. Viết phương trình phản ứng.
2. Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng cho các thí nghiệm sau:
a) Nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dung dịch CuSO4.
b) Dẫn khí Etilen qua dung dịch nước Brom.
c) Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong cho đến dư, sau đó tiếp tục cho nước vôi trong vào đến dư.
Câu VI (3,5 điểm)
1. Dung dịch Boóc Đô dùng chống nấm cho cây được pha theo tỉ lệ: 1 kg CuSO4.5H2O + 10 kg vôi sống (CaO) + 100 lít nước. Hãy tính thành phần % theo khối lượng các chất có trong dung dịch Boóc Đô. Viết các phương trình phản ứng.
2. Hòa tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối Cacbonat của kim loại R vào axit HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch D bằng 6,028%. Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong A.
Câu VII (2,0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 1,1 gam hỗn hợp A gồm Metan, axetilen và propilen (C3H6) thu được 3,52 gam CO2. Mặt khác, khi cho 448 ml hỗn hợp A (đktc) đi qua dung dịch nước Brom dư thì chỉ có 4 gam Brom phản ứng.
Tính thành phần % theo khối lượng và thành phần % theo thể tích của mỗi chất khí trong hỗn hợp A.
Cho Mg = 24; Cl = 35,5; H = 1; C = 12; O = 16; Cu = 64; Fe = 56; Zn = 65; Ca = 40; Br = 80; S = 32