Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 9 năm 2009 môn Hóa học
Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 9 năm 2009 môn Hóa học Sở GD&ĐT Cà Mau SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH CÀ MAU (ĐỀ THI CHÍNH THỨC) ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 9 THCS NĂM ...
Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 9 năm 2009 môn Hóa học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 9 THCS
|
Bài I (6 điểm)
1. Cho các chất sau đây: dung dịch NaOH, Fe2O3, dung dịch K2SO4, dung dịch CuCl2, CO2, Al, dung dịch NH4Cl. Các cặp chất nào phản ứng được với nhau? Nêu rõ điều kiện và viết phương trình phản ứng.
2. a) Xác định A, B, C, D, E, F và viết phương trình thực hiện chuyển đổi sau với đầy đủ điều kiện (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng)
Biết A là thành phần chính của quặng pyrit sắt.
b) Dùng phản ứng hoá học nào có thể loại E ra khỏi hỗn hợp B, E và loại HCl ra khỏi hỗn hợp B, HCl? Viết phương trình hoá học của phản ứng.
3. Viết phương trình hoá học của các phản ứng khi cho 3 dung dịch muối A, B, C (muối trung hoà hoặc muối axit) ứng với 3 gốc axit khác nhau thoả mãn điều kiện sau:
A + B -> có khí thoát ra.
B + C -> có kết tủa xuất hiện.
A + C -> vừa có kết tủa vừa có khí thoát ra.
Bài II (5,5 điểm)
1. Có các dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, NaCl. Chỉ dùng phenolphtalein hãy nhận biết các dung dịch trên.
2. Từ các chất CaCO3, H2O, CuSO4, KClO3, FeS2. Hãy viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế: vôi sống, vôi tôi, CuO, CuCl2, Ca(OCl)2, CaSO4, KOH, Fe2(SO4)3.
Bài III (4,5 điểm)
1. Cho các chất hữu cơ có công thức phân tử là C3H6, C3H8O, C2H4O2. Bằng những hiểu biết về cấu tạo phân tử của hợp chất hữu cơ, em hãy đề nghị các công thức cấu tạo có thể có ứng với mỗi công thức phân tử nêu trên.
2. Nêu hiện tượng, viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi cho hỗn hợp khí gồm axetilen, sunfurơ, metan lần lượt đi qua bình đựng: dung dịch nước vôi trong dư, dung dịch Brom dư.
3. Từ canxi cacbua và các chất vô cơ cần thiết, viết phương trình phản ứng điều chế: polietilen, rượu etylic, axit axetic, Đibrometan.
Bài IV (2 điểm)
Có 15 gam hỗn hợp Al và Mg được chia làm 2 phần bằng nhau. Phần thứ nhất cho vào 600ml dung dịch HCl nồng độ xM thu được khí A và dung dịch B, cô cạn dung dịch B thu được 27,9 gam muối khan. Phần thứ hai cho vào 800ml dung dịch HCl có nồng độ xM và làm tương tự thu được 32,35 gam muối khan. Xác định % khối lượng mỗi kim loại và trị số x. Tính thể tích khí Hidro thoát ra (điều kiện tiêu chuẩn).
Bài V (2,0 điểm)
Hỗn hợp khí (X) gồm 2 hidrocacbon A, B mạch thẳng và cùng dãy đồng đẳng. Phân tử khối của A nhỏ hơn phân tử khối của B. Trong hỗn hợp (X), A chiếm 75% thể tích. Đốt hoàn toàn (X), cho sản phẩm cháy hấp thụ qua bình chứa dung dịch Ba(OH)2 dư, sau thí nghiệm khối lượng dung dịch trong bình giảm 12,78 gam đồng thời có 19,7 gam kết tủa. Tìm công thức phân tử của A, B. Biết tỉ khối của (X) đối với Hidro là 18,5.
Cho C = 12; H = 1; O = 16; Cl = 35,5; Al = 27; Mg = 24; Ba = 137.