14/01/2018, 14:21

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lí lớp 8 trường THCS Hạ Hòa, Phú Thọ năm 2013 - 2014

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lí lớp 8 trường THCS Hạ Hòa, Phú Thọ năm 2013 - 2014 Đề thi học sinh giỏi môn Vật lí lớp 8 có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Vật lí lớp 8 Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý ...

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lí lớp 8 trường THCS Hạ Hòa, Phú Thọ năm 2013 - 2014

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lí lớp 8

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 8 năm học 2013-2014 trường THCS Hạ Hòa là đề khảo sát chất lượng môn Vật lý lớp 8 nhằm kiểm tra năng lực học sinh giỏi. Đề thi môn Vật lý có đáp án, giúp các em tự hệ thống và củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao môn Vật lý lớp 8. Mời các em tham khảo đề thi.

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 huyện Thanh Thủy, Phú Thọ năm 2013 - 2014

Đề thi chọn HSNK môn Vật lý lớp 8 huyện Thanh Thủy, Phú Thọ năm 2013 - 2014

PHÒNG GD & ĐT HẠ HOÀ

TRƯỜNG THCS HẠ HOÀ

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÍ LỚP 8
NĂM HỌC 2013 - 2014
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi có 01 trang)

Câu1 (6 điểm)

Đoạn đường AB dài 60km, vào lúc 12h một xe đạp xuất phát tại A đi về B với vận tốc không đổi 10 km/h. Một ôtô xuất phát từ B đi tới A với vận tốc không đổi bằng 30 km/h. Hai xe gặp nhau tại chỗ cách đều A và B. Hỏi hai xe cách nhau bao nhiêu km vào lúc 14h và lúc 16h cùng ngày?

Câu 2: (4 điểm)

Người ta cho nước chảy đồng thời từ vòi nước nóng 70oC và vòi nước lạnh 10oC vào bể đã có sẳn 100kg nước ở nhiệt độ 60oC. Hỏi phải mở hai vòi trong bao lâu thì nước trong bể có nhiệt độ 45oC. Cho biết lưu lượng nước chảy của mỗi vòi là 20 kg/phút, bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bể và môi trường. Cho rằng bể đủ rộng để chứa nước chảy vào.

Câu 3: (5,0 điểm)

Một nhiệt lượng kế bằng nhôm khối lượng m1 = 100g chứa m2 = 400g nước ở nhiệt độ t1 = 10oC. Người ta thả vào nhiệt lượng kế một thỏi hợp kim làm từ nhôm và thiếc có khối lượng m = 200g được nung nóng đến nhiệt độ t2 = 120oC. Nhiệt độ cân bằng của hệ là t = 20oC. Tính khối lượng nhôm và thiếc trong hợp kim, cho nhiệt dung riêng của nhôm, nước, thiếc lần lượt là 900 J/kg.K; 4200 J/kg.K; 230 J/kg.K.

Câu 4 (5 điểm)

Một quả cầu đặc A có thể tích V = 100cm3 được thả vào trong một bể nước đủ rộng. Người ta thấy quả cầu chìm 25% thể tích của nó trong nước và không chạm đáy bể.

1) Tìm khối lượng của quả cầu. Cho khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3.

2) Người ta nối quả cầu A với quả cầu đặc B có cùng kích thước bằng một sợi dây mảnh không co dãn rồi thả cả hai quả cầu vào bể nước. Quả cầu B bị chìm hoàn toàn và không chạm đáy bể, đồng thời quả cầu A bị chìm một nửa trong nước. Tìm khối lượng riêng của chất làm quả cầu B.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Vật lí lớp 8

Câu 1:

C là điểm chính giữa A và B

Thời gian xe đạp đi từ A đến C là t1= AC/ v= 30/10= 3 (v là vận tốc của xe đạp) (1,0đ)

Lúc gặp nhau là 12 + 3= 15h    (0,5đ)

Để đi hết quãng đường BC = 30 km ôtô cần thời gian

t2= 30/v0= 30/30 =1h  (1,0đ)

(v0 là vận tốc của ôtô) → ôtô xuất phát lúc 14h. (0,5đ)

Lúc 14h xe đạp ở D cách A là AD = 10 (14 – 12) = 20km và ôtô ở B

Ta có BD = AB – AD = 60 – 20 = 40 km  (1,0đ)

Lúc 14 h 2 xe cách nhau 40km (0,5đ)

Sau 1h kể từ lúc hai xe gặp nhau (lúc đó là 16h) xe đạp ở E cách C

CE = 10.1= 10km và ôtô ở G cách C là CG= 30.1 = 30km (1,0đ)

→ G trùng A

Vậy lúc 16h hai xe cách nhau: AE = AC + CE = 30 + 10 = 40km (0,5đ)

Câu 2:

Vì lưu lượng hai vòi chảy như nhau nên khối lượng hai loại nước xả vào bể bằng nhau. Gọi khối lượng mỗi loại nước là m(kg): (1,0đ)

Ta có: m.c(70 – 45) + 100.c(60 – 45) = m.c(45 – 10)
             ↔25.m + 1500 = 35.m (1,0đ)
             ↔10.m = 1500

            →m = 1500/10 = 150 (kg) (1,0đ)

Thời gian mở hai vòi là:

t = 15/20 = 7,5 (phút) (1,0đ)

Câu 3:

Gọi khối lượng nhôm, thiếc trong hợp kim là m3, m4

Ta có m3 + m4 = 0,2 (1) (1,0đ)

Phương trình cân bằng nhiệt

(900m3 + 230m4) .100 = ( 0,1.900 + 0,4.4200) .10 (2)  (2,0đ)

Từ (1) và (2) ta có m3 = 195,5g; m4 = 4,5g  (2,0đ)

Câu 4:

1. Gọi khối lượng, khối lượng riêng của quả cầu A, B lần lượt là m1, D1, m2, D2 (0,5đ)

Điều kiện cân bằng: P1 = FA ↔10. m1 =10.D.0,25.V  (0,5đ)

↔m1 = 1000.0,25.100.10-6 = 0,025kg (1,0đ)

2.

Đáp án môn vật lý lớp 8

Lực tác dụng lên quả cầu A: P1, T1 và FA1 (0,5đ)

Lực tác dụng lên quả cầu B: P2, T2 và FA2

Điều kiện cân bằng: (1,0đ)

FA1 = T1 + P1 (1)

FA2 + T2 = P2 (2)

Trong đó: T1 = T2 = T;

Từ (1) và (2) →FA1 + FA2 = P1 + P2

→10.D.V + 10.D.V/2 = 10.D1.V + 10.D2.V (0,5đ)

D2 = 1,5D – D1 = 1,5D - m1/V= 1250 kg/m3 (3)   (1,0đ)

0