Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 Sở GD&ĐT Quảng Bình năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 Sở GD&ĐT Quảng Bình năm học 2016 - 2017 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Sinh lớp 9 có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 Để củng cố lại phần kiến thức ...
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 Sở GD&ĐT Quảng Bình năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9
Để củng cố lại phần kiến thức đã học, nắm được cấu trúc ra đề thi và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi trong kỳ thi học sinh giỏi sắp tới. Hãy tham khảo: .
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 phòng GD&ĐT Phù Ninh, Phú Thọ năm 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 Phòng GD&ĐT Phúc Yên, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG BÌNH Họ và tên:................. |
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn thi: SINH HỌC (Khóa thi ngày 22 tháng 3 năm 2017) Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1: (1,5 điểm)
a. Các nhà khoa học nhận thấy các đột biến dị bội do thừa một NST khác nhau ở người thường gây chết ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của cá thể bị đột biến. Giải thích tại sao lại có sự khác nhau như vậy?
b. Loại ARN nào là đa dạng nhất? Loại ARN nào có số lượng nhiều nhất trong tế bào nhân thực? Giải thích.
Câu 2: (1,5 điểm)
A và a là hai alen của một locus gen thuộc một loài động vật có vú, hãy xét quan hệ của các alen đó trong các quy luật di truyền.
Câu 3: (2,0 điểm)
a. Giải thích tại sao quá trình diễn thế sinh thái trong tự nhiên lại thường diễn ra theo một trình tự xác định và có thể dẫn đến hình thành một quần xã tương đối ổn định?
b. Một số dân tộc miền núi thường đốt rẩy để lấy đất trồng cây lương thực, nhưng chỉ canh tác được vài năm rồi lại phải chuyển đi nơi khác. Hãy cho biết bà con nông dân phải làm gì để có thể trồng các cây lương thực lâu dài mà không phải chuyển đi nơi khác? Giải thích.
Câu 4: (1,0 điểm)
Loài được cho là có tiềm năng sinh học cao trong quần xã có những đặc điểm chủ yếu nào? Khi xem xét mối quan hệ tương hỗ giữa các loài trong quần xã cần phải dựa trên những cơ sở nào?
Câu 5: (1,5 điểm)
a. Vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất? Nêu tác dụng của việc máu chảy nhanh hay chảy chậm trong từng loại mạch đó.
b. Khi ta hoạt động cơ bắp, vận tốc máu, huyết áp và hoạt động của tim thay đổi như thế nào? Giải thích.
Câu 6: (1,0 điểm)
Một hợp tử khi phân bào bình thường liên tiếp 3 đợt đã lấy từ môi trường tế bào nguyên liệu tạo ra tương đương với 329 NST đơn.
a. Xác định tổng số NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi trong toàn bộ số tế bào được hình thành sau 3 đợt phân bào của hợp tử.
b. Xác định cơ chế hình thành hợp tử trên.
Câu 7: (1,5 điểm)
Ở ruồi giấm gen A quy định lông dài, gen a quy định lông ngắn, gen B quy định thân nâu, gen b quy định thân đen. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường khác nhau. Cho hai ruồi giấm đực giao phối với hai ruồi giấm cái. Tất cả bốn ruồi giấm này đều có kiểu gen khác nhau, kiểu hình đều là lông dài thân nâu. Kết quả giao phối cho kiểu hình phân li theo 4 trường hợp sau:
Trường hợp 1: F1 có tỉ lệ: 75% lông dài, thân nâu: 25% lông dài, thân đen.
Trường hợp 2: F1 có tỉ lệ: 75% lông dài, thân nâu: 25% lông ngắn, thân nâu.
Trường hợp 3: 100% lông dài, thân nâu.
Trường hợp 4: 100% lông dài, thân nâu do phép lai khác.
Hãy xác định kiểu gen của 4 ruồi kể trên và của các cá thể F1.
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9
Câu 1
a.
- Đột biến dị bội do thừa một NST thường sẽ hay gây chết hơn và chết sớm hơn so với đột biến ba nhiễm ở NST giới tính.
- Thừa NST thường dẫn đến mất cân bằng gen và gây chết còn thừa NST giới tính, chẳng hạn NST X thì những NST X dư thừa cũng sẽ bị bất hoạt nên ít gây chết hơn. Nếu thừa NST Y thì ít ảnh hưởng vì NST Y ngoài gen quy định nam tính nó chứa rất ít gen.
- Hiệu quả gây chết của đột biến ba nhiễm đối với các NST thường còn phụ thuộc vào kích thước NST và loại gen trên chúng.
- NST càng lớn thì càng chứa nhiều gen nên sự dư thừa của chúng càng dễ làm mất cân bằng gen dẫn đến dễ gây chết.
b.
- ARN thông tin là đa dạng nhất vì tế bào có rất nhiều gen mã hóa protein, mỗi gen lại cho ra 1 loại mARN.
- Trong tế bào nhân thực số lượng ribôxôm lại rất lớn và ribôxôm được dùng để tổng hợp nên tất cả các loại protein của tế bào nên rARN có số lượng nhiều nhất.
Câu 2
* Xét trường hợp A và a nằm trên NST thường
- Quan hệ trội lặn hoàn toàn: Khi có mặt A thì a không biểu hiện được tính chất của mình.
- Quan hệ trội lặn không hoàn toàn: A không át hoàn toàn a, kiểu gen Aa biểu hiện kiểu hình trung gian.
- A và a cùng biểu hiện (đồng trội): Khi có mặt cả hai alen, cả 2 alen đều biểu hiện được tính chất của mình làm xuất hiện một kiểu hình mới.
* Xét trường hợp gen nằm trên NST giới tính
- Gen nằm trên đoạn tương đồng giữa NST X và NST Y: Sự di truyền biểu hiện của A và a tuân theo các quy luật di truyền giống như gen nằm trên NST thường.
- Gen nằm trên NST X, đoạn không có tương đồng trên Y
- Ở giới đồng giao tử XX, quan hệ giữa A và a giống như trên NST thường.
- Ở giới dị giao tử XY, chỉ cần một gen lặn trên NST X thì tính trạng lặn được biểu hiện ra kiểu hình.
- Gen nằm trên NST Y ở đoạn không có tương đồng trên NST X: Tính trạng chỉ biểu hiện ở giới mang NST giới tính XY.
Câu 3
a.
- Vì các loài sinh vật tồn tại trước sẽ làm biến đổi môi trường và những loài nào có điều kiện sống phù hợp thì sẽ sống sót và phát triển.
- Các loài sinh vật đến sau sẽ làm biến đổi môi trường, thuận lợi cho một số loài khác đến sinh sống.
- Khi môi trường được biến đổi theo nhiều dạng khác nhau giúp cho những loài có mối quan hệ qua lại gắn bó mật thiết với nhau có thể cùng tồn tại và phát triển, dẫn đến tạo nên một quần xã ổn định.
b.
- Để bà con nông dân có thể trồng các cây lương thực lâu dài mà không phải chuyển đi nơi khác thì phải bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất bằng cách bón thêm các loại phân.
- Ngoài ra cần trồng các loài cây để luân canh, giúp các loài cây trồng có thể khai thác và bổ sung nguồn đảm bảo cung cấp nguồn nước và dinh dưỡng cho đất một cách hợp lí.
Câu 4
* Loài có tiềm năng sinh học cao trong quần xã có những đặc điểm sau:
- Khai thác nguồn sống hiệu quả, kích thước cơ thể nhỏ nên sử dụng hết ít nguồn sống nhưng hiệu suất sử dụng nguồn sống cao.
- Sinh sản nhanh do tuổi thành thục sớm, để nhiều lứa/năm và nhiều con/lứa.
* Khi xem xét mối quan hệ tương hỗ giữa các loài trong quần xã, dựa trên cơ sở sau:
- Phải xét tổ hợp tương tác của các tập hợp quần thể hay loài ở cùng một nơi trong tự nhiên.
- Phải xét mối quan hệ tương hỗ được hình thành trong quá trình hình thành loài, trong đó cả hai loài đều hình thành những đặc điểm tương thích nhất định với nhau và là kết quả của chọn lọc tự nhiên giúp chúng cùng tồn tại và tiến hóa.
Câu 5
a.
- Nhanh nhất ở động mạch. Tác dụng: đưa máu kịp thời đến các cơ quan, chuyển nhanh các sản phẩm của hoạt động tế bào đến các nơi cần hoặc đến cơ quan bài tiết.
- Chậm nhất ở mao mạch. Tác dụng: tạo điều kiện cho máu kịp trao đổi chất với tế bào
b. Khi ta hoạt động cơ bắp, vận tốc máu và huyết áp tăng, tim đập nhanh và mạnh lên. Đó là vì:
- Khi ta hoạt động cơ bắp, nồng độ O2 trong máu giảm, nồng độ CO2 tăng, tác động lên thụ thể hóa học ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ làm xuất hiện xung thần kinh về trung khu điều hòa tim và mạch ở hành não.
- Từ hành não, xung thần kinh theo dây thần kinh (TK) giao cảm đến tim, kích thích tim đập nhanh và mạnh lên, đồng thời đến các mạch máu gây co mạch, làm huyết áp tăng, vận tốc máu cũng tăng.
- Dây TK giao cảm còn đến kích thích tuyến trên thận, gây tiết hoocmon adrenalin, làm tim đập nhanh và mạnh, đồng thời làm co mạch máu nội tạng, giãn mạch máu cơ xương để tăng cường cung cấp máu cho cơ.
Câu 6
a. Xác định tổng số NST trong các tế bào được tạo ra từ hợp tử:
- Số NST trong một tế bào là: 329 : (23 – 1) = 47 NST
- Như vậy hiện tượng dị bội thể đã xảy ra ngay từ khi hợp tử được tạo thành, nghĩa là hợp tử đã chứa bộ NST 2n + 1 = 47 nên có 1 cặp NST ở thể ba.
- Tổng số NST trong toàn bộ số tế bào mới được tạo thành do phân bào của hợp tử là: 47. 23 = 376 NST
b. Cơ chế hình thành hợp tử:
- Với bộ NST 2n + 1 = 47 NST ở hợp tử cho thấy hiện tượng dị bội thể đã xảy ra.
- Hợp tử được hình thành là kết quả của sự thụ tinh giữa 1 giao tử mang 24 NST (n+1) với 1 giao tử mang 23 NST (n).
- Sự hình thành giao tử mang 24 NST (n+1) là do trong quá trình giảm phân của tế bào sinh dục một cặp NST nào đó không phân li ở kì sau của giảm phân.
Câu 7
a. Xác định kiểu gen của 4 ruồi giấm:
4 con ruồi giấm đều có lông dài, thân nâu: A-B-: AABB, AABb, AaBB, AaBb
TH1: P: ♂1 dài, nâu A-B- x ♀1 dài, nâu A-B-
F1: có cá thể thân đen (bb) nên ruồi ♂1 và ♀1 đều có gen b
Suy ra kiểu gen của ruồi ♂1 và ♀1: A-Bb (1)
TH2: P: ♂1 dài, nâu A-B- x ♀2 dài, nâu A-B-
F1: có cá thể lông ngắn (aa) nên ruồi ♂1 và ♀2 đều có gen a
Suy ra kiểu gen của ruồi ♂1 và ♀2: AaB- (2)
Từ (1) và (2) ta có ruồi giấm ♂1 có kiểu gen là: AaBb
Mặt khác:
- Ta xét ở TH1:
F1 có 100% dài mà ♂1 có KG: Aa nên ♀1 phải có KG: AA
F1 có 3 nâu: 1 đen mà ♂1 có KG: Bb suy ra ♀1 có KG: Bb
Vậy ta có KG của ruồi giấm ♀1 là: AABb
- Ta xét ở TH2:
F1 có 100% nâu mà ♂1 có KG: Bb nên ♀2 phải có KG: BB
F1 có 3 dài: 1ngắn mà ♂1 có KG: Aa suy ra ♀2 có KG: Aa
Vậy ta có KG của ruồi giấm ♀2 là: AaBB
Do KG của 4 con RG khác nhau nên KG của ruồi giấm ♂2 là: AABB
b. Xác định KG của các cá thể F1:
TH1: P: ♂1 AaBb x ♀1 AABb
TH2: P: ♂1 AaBb x ♀2 AaBB
TH3: P: ♂2 AABB x ♀1 AABb
TH4: P: ♂2 AABB x ♀2 AaBB