14/01/2018, 13:16

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12 năm 2015 tỉnh Phú Thọ

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12 năm 2015 tỉnh Phú Thọ Đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 12 cấp tỉnh Ngày 04/02/2015 diễn ra kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh Phú Thọ. VnDoc.com xin giới thiệu với các ...

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12 năm 2015 tỉnh Phú Thọ

Ngày 04/02/2015 diễn ra kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh Phú Thọ. VnDoc.com xin giới thiệu với các bạn . Đây là tài liệu hữu ích dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh, ôn thi học sinh giỏi môn sinh, ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi đại học khối B. Mời các bạn tải về để tham khảo.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH LỚP 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ


ĐỀ GỐC

(Đề thi gồm 40 câu, 9 trang)

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 – 2015

MÔN: SINH HỌC – THPT (Phần TNKQ)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Ngày thi: 04/02/2015

Câu 1: Cho các nhận định về sự khác nhau giữa nhân đôi ADN ở prokaryote và eukaryote:

(1) Sự sao chép ADN ở eukaryote đòi hỏi thời gian dài hơn.

(2) Sự sao chép ADN ở prokaryote đòi hỏi thời gian dài hơn (6 -8 giờ).

(3) Dọc theo ADN của eukaryote có rất nhiều điểm khởi đầu sao chép.

(4) Sự sao chép ADN ở prokaryote xảy ra với tốc độ nhanh hơn.

(5) Sự sao chép ADN ở eukaryote có số enzim nhiều hơn.

(6) Sự sao chép ADN ở prokaryote xảy ra theo một chiều còn sự sao chép ADN ở eukaryote xảy ra theo 2 chiều, một mạch được tổng hợp liên tục, còn mạch kia tổng hợp gián đoạn.

(7) Trong sao chép ADN ở prokaryote, một mạch được tổng hợp liên tục, còn mạch kia tổng hợp gián đoạn.

Có bao nhiêu nhận định đúng ?

A. 3.                           B. 4.                          C. 5.                            D. 6.

Câu 2: Lúa mì lục bội (6n) giảm phân bình thường tạo giao tử 3n. Giả sử các giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh như nhau. Cho các cây lúa mì lục bội có kiểu gen AAAAaa tự thụ phấn thì ở F1

(1) tỉ lệ các cá thể có kiểu gen giống bố mẹ chiếm tỉ lệ 44%.

(2) tỉ lệ kiểu hình lặn là 0,4%.

(3) tỉ lệ kiểu gen AAAAAa là 24%.

(4) tỉ lệ kiểu gen AAaaaa là 4%.

(5) tỉ lệ kiểu hình trội là 96%.

(6) tỉ lệ kiểu gen AAAAAA là 0,4%.

Các phương án nào sau đây là đúng?

A. (1), (3).                  B. (4).                        C. (1), (2).                         D. (5), (6).

Câu 3: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện ba dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?

A. 144.                      B. 108.                       C. 64.                               D. 36.

Câu 4: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, có những phát biểu sau:

(1) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.

(2) Trong quá trình dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử mARN.

(3) Trong quá trình tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn.

(4) Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hoá của gen.

(5) Trong tái bản ADN, tại mỗi đơn vị tái bản, enzim ligaza chỉ tác động vào một mạch mới được tổng hợp.

(6) Có nhiều enzim ADN – pôlimeraza tham gia vào quá trình tái bản ADN.

Có bao nhiêu phát biểu không đúng?

A. 4.                           B. 3.                           C. 2.                                D. 1.

Câu 5: Cho các loại tế bào sau:

(1) Tế bào đơn bội ở người.

(2) Tế bào tam bội ở đậu Hà Lan.

(3) Tế bào xôma ở châu chấu đực.

(4) Tế bào giao tử bình thường ở ruồi giấm.

(5) Thể ba nhiễm ở ruồi giấm.

(6) Tế bào của người bị mắc hội chứng Tớc-nơ.

(7) Tế bào nội nhũ ở đậu Hà Lan.

(8) Tế bào tứ bội ở củ cải.

Có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể là một số lẻ?

A. 3.                           B. 4.                           C. 5.                                   D. 6.
Câu 6: Một chuỗi pôlipeptit được tổng hợp đã cần 799 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tARN có A = 447, ba loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAG. Số nuclêôtit mỗi loại của mARN điều khiển tổng hợp chuỗi pôlipeptit nói trên là

A. U = 448; X = 650.                                     B. A = 448; X = 650; U = G = 651.

C. A = G = 651.                                            D. U = 447; A = G = X = 650.

Câu 7: Một cơ thể thực vật có kiểu gen AaBb, khi quan sát quá trình giảm phân hình thành giao tử có 10% tế bào rối loạn phân li trong giảm phân I ở cặp Aa và 20% tế bào khác rối loạn phân li giảm phân II ở cặp Bb. Các sự kiện khác diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, giao tử (n + 1) chiếm tỉ lệ là

A. 30%.                        B. 13%.                   C. 2%.                           D.15%.

Câu 8: Trong lần giảm phân I ở người, có 10% số tế bào sinh tinh của bố có một cặp NST không phân li, 30% số tế bào sinh trứng của mẹ cũng có một cặp NST không phân li. Các cặp NST khác phân li bình thường, không có đột biến khác xảy ra. Xác suất để sinh một người con trai chỉ duy nhất bị hội chứng Đao (không bị các hội chứng khác) là

A. 0,0081%.                B. 0,0322%.              C. 0,3695%.                  D. 0,7394%.

Câu 9: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?

A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.

B. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.

C. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.

D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.

0