Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017 Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 10 môn Sinh có đáp án Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học lớp 10 . Đề ...
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học lớp 10
. Đề thi được ra theo hình thức hoàn toàn là tự luận với 10 câu hỏi trong thời gian làm bài là 180 phút. Và để giúp các bạn thuận tiện hơn trong quá trình đối chiếu kết quả bài là của chính mình VnDoc đã cập nhật đầy đủ và chính xác đáp án.
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2016-2017 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10 – THPT Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề. (Đề gồm 02 trang) |
Câu 1 (1,0 điểm)
a. Theo hệ thống phân loại 3 Lãnh giới, sinh vật được phân loại thành 3 nhóm lớn gồm: Lãnh giới Vi sinh vật cổ, Lãnh giới Vi khuẩn, Lãnh giới Sinh vật nhân thực. Trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa sinh vật thuộc Lãnh giới Vi khuẩn và sinh vật thuộc Lãnh giới Vi sinh vật cổ.
b. Nêu những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng suy giảm đa dạng sinh vật trên Trái Đất.
Câu 2 (1,0 điểm)
a. Kể tên các loại đại phân tử hữu cơ chính trong tế bào. Những đại phân tử nào có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân? Đơn phân cấu tạo nên các đại phân tử đó là gì?
b. Trình bày các loại liên kết hóa học đảm bảo tính ổn định trong cấu trúc và tính linh hoạt trong chức năng của phân tử ADN xoắn kép.
Câu 3 (1,0 điểm)
Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào loại chất nào trên màng tế bào? Loại chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào?
Câu 4 (1,0 điểm)
a. Trong các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất, hình thức nào không tiêu dùng năng lượng có trong ATP?
b. Ở tế bào nhân thực, chất nào được vận chuyển từ tế bào chất vào trong nhân trong số những chất sau: protein loại histon, nuclêôtit, tARN? Giải thích.
Câu 5 (1,0 điểm)
a. Trong thí nghiệm tách chiết ADN từ các tế bào gan, để tách ADN ra khỏi tế bào và nhân tế bào, người ta cho một lượng nước rửa chén bát vào dịch nghiền tế bào. Sau đó khuấy nhẹ rồi để yên trong 15 phút. Cho tiếp vào ống nghiệm một lượng nước cốt dứa và khuấy thật nhẹ. Hãy cho biết vai trò của nước rửa chén bát và nước cốt dứa trong thí nghiệm này.
b. Biết màng nhân tạo được cấu tạo chỉ từ lớp kép phôtpholipit. Trong các chất sau: tinh bột, vitamin K, Ca2+, CO2, những chất nào có thể khuếch tán qua màng sinh chất, những chất nào có thể khuếch tán qua cả màng sinh chất và màng nhân tạo?
Câu 6 (1,0 điểm)
a. Trong pha sáng quang hợp, ôxi được sinh ra từ quá trình nào? Trình bày vai trò của quá trình đó.
b. Trong pha tối quang hợp, sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là chất nào? Tại sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình?
Câu 7 (1,0 điểm)
a. Trong hô hấp tế bào, để phân giải hoàn toàn một phân tử glucôzơ trong điều kiện có ôxi, tế bào cần bao nhiêu phân tử NAD+ và FAD+?
b. Tại sao tế bào sử dụng năng lượng có trong ATP cung cấp cho các hoạt động sống mà không sử dụng trực tiếp năng lượng từ glucôzơ?
Câu 8 (1,0 điểm)
Các câu sau đây đúng hay sai? Giải thích.
a. Các tế bào thực vật liên kết với nhau thành mô nhờ chất nền ngoại bào.
b. Màng của lưới nội chất được cấu tạo từ một lớp kép phôtpholipit.
c. Ở kì đầu của giảm phân I luôn có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
d. Trong chất nền ti thể và chất nền lục lạp có chứa ribôxôm giống với ribôxôm của vi khuẩn.
Câu 9 (1,0 điểm)
a. Trong điều kiện: tế bào có bộ NST bình thường; quá trình nguyên phân, giảm phân diễn ra bình thường. So sánh cấu trúc nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên phân với cấu trúc nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II.
b. Tại sao trong quá trình phân đôi của vi khuẩn (phân bào trực tiếp) không cần hình thành thoi vô sắc vẫn có thể chia đồng đều vùng nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con?
Câu 10 (1,0 điểm)
a. Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng của một số vi sinh vật sau: nấm, vi khuẩn ôxi hóa lưu huỳnh, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục, vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía?
b. Nuôi cấy vi khuẩn E. coli trong môi trường chỉ có nguồn cung cấp năng lượng là glucôzơ và các chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi khuẩn. Khi quần thể vi khuẩn sinh trưởng ở pha lũy thừa, lấy các mẫu vi khuẩn đưa vào 2 bình nuôi cấy sau:
- Bình nuôi cấy 1: Chỉ có nguồn cung cấp năng lượng là glucôzơ và các chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi khuẩn.
- Bình nuôi cấy 2: Chỉ có nguồn cung cấp năng lượng là saccarôzơ và các chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi khuẩn.
Biết bình 1 và bình 2 là môi trường nuôi cấy không liên tục. Các chất cần cho sự sinh trưởng của vi khuẩn ở các môi trường nuôi cấy là như nhau. Vẽ và giải thích đường cong sinh trưởng của vi khuẩn E. coli trong hai bình trên.
-------Hết-------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………….; Số báo danh:……………
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10
I. LƯU Ý CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ trình bày một cách giải với những ý cơ bản phải có. Khi chấm bài học sinh làm theo cách khác nếu đúng và đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn.
II. ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung trình bày |
Điểm |
1 (1đ) |
a. Khác nhau giữa vi khuẩn và vi sinh vật cổ: - Vi khuẩn có thành tế bào cấu tạo từ peptidoglican, hệ gen không chứa intron |
0.25 |
- Vi sinh vật cổ có thành tế bào không phải peptidoglican, hệ gen chứa intron, sống trong điều kiện môi trường rất khắc nghiệt |
0.25 |
|
b. Nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học: - Do con người khai thác quá mức, không có kế hoạch đối với các nguồn tài nguyên, nhất là khai thác rừng. |
0.25 |
|
- Ô nhiễm môi trường làm tổn hại đến nguồn thức ăn, nơi ở cũng như điều kiện sinh sống của sinh vật. |
0.25 |
|
2 (1đ) |
a. - Các loại đại phân tử hữu cơ chính trong tế bào gồm: cacbohidrat, lipit, protein, axit nucleic |
0.25 |
- Những đại phân tử có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: + Cacbohidrat: đơn phân là đường đơn. + Protein: đơn phân là axit amin. + Axit nucleic (gồm ADN, ARN): đơn phân là nucleotit. |
0.25 |
|
b. - Đảm bảo tính ổn định: liên kết cộng hóa trị trên một mạch và liên kết hidro giữa 2 mạch. |
0.25 |
|
- Tính linh hoạt về chức năng: liên kết hidro giữa 2 mạch. |
0.25 |
|
3 (1đ) |
- Hai tế bào nhận ra nhau nhờ phân tử glicoprotein |
0.25 |
- Quá trình tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất. + Protein được tổng hợp ở các riboxom trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào xoang của mạng lưới nội chất hạt và tạo thành túi tiết. |
0.25 |
|
+ Túi tiết được đưa đến bộ máy Gôngi. Ở bộ máy gongi, protein được hoàn thiện cấu trúc và gắn thêm hợp chất saccarit để tạo thành glicoprotein hoàn chỉnh. |
0.25 |
|
+ Glicoprotein được gắn vào màng của các túi tiết, đưa đến màng và dung hợp giữa màng của túi với màng tế bào. |
0.25 |
|
4 (1đ) |
a. - Hình thức vận chuyển không tiêu tốn năng lượng ATP: Vận chuyển thụ động. |
0.25 |
- Chất vận chuyển từ tế bào chất vào trong nhân tế bào: + Protein loại histon, nuclêôtit: là thành phần cấu tạo của nhiễm sắc thể. |
0.5 |
|
+ tARN không được vận chuyển vào trong nhân vì tARN không tham gia vào hoạt động hay thành phần cấu tạo của nhân tế bào. (Có thể trình bày ý khác, nếu đúng vẫn cho điểm) |
0.25 |
|
5 (1đ) |
a. - Nước rửa chén: phá vỡ màng sinh chất và màng nhân. |
0.25 |
- Dịch chiết quả dứa: chứa enzim proteaza phân giải protein (loại histon) giải phóng ADN khỏi protein. |
0.25 |
|
b. Những chất có thể khuếch tán qua màng sinh chất - Vitamin K, Ca2+, CO2. |
0.25 |
|
Những chất có thể khuếch tán qua màng sinh chất và màng nhân tạo - Vitamin K, CO2. |
0.25 |
|
6 (1đ) |
a. - Ôxi trong quang hợp được hình thành từ quá trình quang phân li nước. |
0.25 |
- Ý nghĩa của quá trình quang phân li nước: Tạo electron cung cấp cho chuỗi truyền e trong pha sáng (truyền e cho diệp lục) |
0.25 |
|
b. - Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là APG (Axit phôtpho glixêric). |
0.25 |
|
- Con đường C3 được gọi là chu trình vì + Ở giai đoạn mở đầu CO2 kết hợp với RiDP. |
0.25 |
------Hết---------