Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Chiềng Lương, Sơn La năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Chiềng Lương, Sơn La năm học 2016 - 2017 Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Văn có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 . Đề thi do các thầy cô ...
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Chiềng Lương, Sơn La năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8
. Đề thi do các thầy cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THCS Chiềng Lương, tỉnh Sơn La biên soạn nhằm chọn ra những học sinh lớp 8 có năng lực học tập xuất sắc môn Ngữ văn.
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Hội Nga, Nghệ An năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Thái Thụy, Thái Bình năm học 2016 - 2017
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN MAI SƠN Trường THCS Chiềng Lương |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI Năm học 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút Không kể thời gian chép đề |
Câu 1 (5,0 điểm)
a. Chép lại bản phiên âm bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh
b. Hoàn cảnh sáng tác?
c. Nội dung chính của bài thơ?
d. Em hãy kể tên một số bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng.
Câu 2 (3,0 điểm)
Tục ngữ phương Tây có câu: "Im lặng là vàng". Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:
Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối
Và dại khờ là những lũ người câm
Trên đường đi như những bóng âm thầm
Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.
(Liên Hiệp Lại)
Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào?
Câu 3 (12,0 điểm)
Văn bản "Thuế máu" là một thứ thuế dã man nhất, tàn bạo nhất của chính quyền thực dân đối với các nước thuộc địa, đồng thời thể hiện tấm lòng của Nguyễn Ái Quốc.
Dựa vào sự hiểu biết của em về văn bản ấy, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8
Câu 1: (5,0 điểm)
a. Phiên âm: (1,0 điểm)
VỌNG NGUYỆT.
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
(Hồ Chí Minh)
b. Hoàn cảnh sáng tác: Bác sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh tù đày, vô cùng gian khổ, thiếu thốn - ngắm trăng qua song sắt nhà tù. (1,0 điểm)
c. Nội dung: "Ngắm trăng" là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. (2,5 điểm)
d. Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Cảnh khuya .... (0,5 điểm)
Câu 2. (3,0 điểm)
Cả hai nhận xét đều đúng, mỗi nhận xét đúng với mỗi hoàn cảnh khác nhau. (0,5 điểm)
- "Im lặng là vàng" là im lặng để giữ bí mật nào đó thật cần thiết, im lặng thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, im lặng để đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp. (1,0 điểm)
- Nếu im lặng trước những bất công, sai trái, bạo ngược . .. thì đó là im lặng của sự hèn nhát. (0,5 điểm)
- Còn im lặng trong câu thơ của Tố Hữu: " . . . Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng" là sự im lặng cần thiết, sẵn sàng im lặng để chấp nhận gian khổ, hy sinh vì mục đích cao cả, và lí tưởng cách mạng. (1,0 điểm)
Câu 3 (12,0 điểm)
Yêu cầu: Học sinh cần xác định rõ về thể loại và phương thức làm bài đúng.
* Thể loại chứng minh.
* Nội dung:
a. Làm sáng tỏ "thuế máu" là thứ thuế dã man, tàn bạo của chính quyền thực dân.
Dựa vào ba phần của văn bản:
- Thủ đoạn phỉnh nịnh của bọn thực dân để mộ lính ở các nước thuộc địa (trước và khi có chiến tranh).
- Thủ đoạn dùng vũ lực để bắt lính.
- Sự bạc đói, trắng trợn của bọn thực dân sau khi kết thúc chiến tranh.
b. Tấm lòng của tác gỉa Nguyễn Ái Quốc:
- Vạch trần sự thực vớ tấm lòng của một người yêu nước.
- Lời văn có vẻ khách quan nhưng vẫn chứa sự căm hờn, sự thương cảm.
ĐIỂM:
* 12 điểm: Bài viết thể hiện sự hiểu biết sâu săc về văn bản.
- Biết cách diễn đạt văn chứng minh.
- Lời văn trôi chảy - không sai nhiều lỗi quan trọng.
* 10 điểm: Nêu được trọng tâm của đề
- Biết cách chứng minh một vấn đề có liên quan đến văn bản.
- Biết cách diễn đạt- sai một số lỗi.
* 08 điểm: Hiểu nội dung bài, trình bày chưa rõ với phương thức chứng minh. Còn sai nhiều lỗi nhưng không đáng kể.
* 06 điểm – 04 điểm: Chưa hiểu cách trình bày- dừng lại kể sự việc.
* 02 điểm: Bài làm còn yếu, chưa xác định rõ.
Lưu ý: Giáo viên khi chấm bài có thể linh động về nội dung và sự hiểu của học sinh khi trình bày bài viết.