Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 phòng GD - ĐT Thanh Oai năm 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 phòng GD - ĐT Thanh Oai năm 2015 - 2016 Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học ...
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 phòng GD - ĐT Thanh Oai năm 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 năm học 2015 - 2016 tại phòng GD - ĐT Thanh Oai được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu ôn tập môn Hữu học hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 8. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn ôn thi học sinh giỏi môn Hóa hiệu quả.
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2014 - 2015 Phòng GD-ĐT Thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2015 huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI | ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: HÓA HỌC 8 |
Bài 1: (2,5 điểm)
Viết phương trình hóa học thực hiện chuyển đổi hóa học sau:
S→ SO2→ SO3→ H2SO4 →H2→ Cu
Gọi tên các chất có công thức hóa học như sau: Li2O, Fe(NO3)3, Pb(OH)2, Na2S, Al(OH)3, P2O5, HBr, H2SO4, Fe2(SO4)3, CaO
Bài 2: (1,5 điểm)
Cho 15,68 lít hỗn hợp gồm hai khí CO và CO2 ở đktc có khối lượng là 27,6 gam. Tính thành phần trăm theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp.
Bài 3: (2 điểm)
Một muối ngậm nước có công thức là CaSO4.nH2O. Biết 19,11 gam mẫu chất có chứa 4 gam nước. Hãy xác định công thức phân tử của muối ngậm nước trên.
Bài 4 (2 điểm)
Cho 32,4 gam kim loại nhôm tác dụng với 21,504 lít khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn.
a/ Chất nào còn dư sau phản ứng? khối lượng chất còn dư là bao nhiêu gam?
b/ Tính khối lượng nhôm oxit tạo thành sau phản ứng.
c/ Cho toàn bộ lượng kim loại nhôm ở trên vào dung dịch axit HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được bao nhiêu lít khí H2 ở đktc.
Bài 5 (2 điểm)
Khử hoàn toàn 5,43 gam hỗn hợp CuO và PbO bằng khí hyđro, chất khí thu được dẫn qua bình đựng P2O5 thấy khối lượng bình tăng lên 0,9 gam.
a/ Viết phương trình hóa học.
b/ Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
Cho biết:Al = 27, O = 16, H = 1, Cu = 64, Pb = 207, Ca = 40, S = 32, C =12
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8
Câu 1:
1/ Viết phương trình hóa học: (1,5 điểm) (Mỗi PTHH được 0,3 điểm)
S + O2→ SO2
2SO2 + O2→ 2SO3
SO3 + H2O → H2SO4
H2SO4 + Zn→ ZnSO4 + H2
H2 + CuO→ Cu + H2O
2/ Gọi tên các chất: (1 điểm) (Mỗi chất gọi tên đúng được 0,1 điểm)
Li20 | Liti oxit | P2O5 | Đi photpho penta oxit |
Fe(NO3)3 | Sắt (III) nitrat | HBr | Axit brom hyđric |
Pb(OH)2 | Chì (II) hyđroxit | H2SO4 | Axit sunfuric |
Na2S |
Natri sunfua | Fe2(SO4)3 | Sắt (III) sunfat |
Al(OH)3 |
Nhôm hyđroxit |
CaO | Canxi oxit |
Câu 2:
Số mol hỗn hợp: nCO, CO2 = 15,68 /22,4 = 0,7 (0,25 điểm)
Gọi số mol CO và CO2 là x và y (x, y > 0) (0,5 điểm)
Ta có PTĐS: x + y = 0,7 => x = 0,7 – y (1)
28x + 44y = 27,6 (2)
Thay x = 0,7 – y vào (2) giải ra ta được: x = 0,2; y = 0,5 (0,25 điểm)
mCO = 0,2.28 = 5,6 gam; mCO2 = 0,5.44 = 22 gam (0,25 điểm)
%mCO2 = 79,7% ; % mCO = 20,3 % (0,25 điểm)
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
PTHH: CuO + H2→ Cu + H2O (1) (1 điểm)
PbO + H2→ Pb + H2O (2) (0,5 điểm)
Sau phản ứng chất khí dẫn qua bình đựng P2O2 thấy khối lượng bình giảm 0,9 gam =>mH20 = 0,9 gam => nH20 = 0,9 /18 = 0,05 mol (0,25 điểm)
Gọi số mol CuO và PbO lần lượt là x mol và y mol (x,y > 0) (0,3 điểm)
Ta có PTĐS: 80x + 223y = 5,43 =>
Theo PTHH (1) ta có: nH20 = nCuO= x mol
Theo PTHH (2) ta có: nH2O = nPbO = y mol
x + y = 0,05 => y = 0,05 – x (b) (0,25 điểm)
Thay (b) vào (a) giai ra ta có x = 0,04; y = 0,01 mol
Vậy % theo khối lượng của CuO và PbO là 59%; 40,06% (0,2 điểm)