14/01/2018, 20:58

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 thành phố Hải Dương năm học 2016 - 2017 vòng 1

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 thành phố Hải Dương năm học 2016 - 2017 vòng 1 Đề thi HSG cấp thành phố môn Địa lớp 9 có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 giúp các em làm quen với ...

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 thành phố Hải Dương năm học 2016 - 2017 vòng 1

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9

giúp các em làm quen với cấu trúc đề, ôn tập thêm nội dung lý thuyết, tiếp cận với một đề thi học sinh giỏi chuẩn. Từ đó rút ra kinh nghiệm cũng như nâng cao kĩ năng giải đề thi. Ngoài ra, đề thi nãy sẽ là tài liệu hữu ích dành cho quý thầy cô tham khảo. Chúc các em và thầy cô giáo thành công!

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Đoan Hùng, Phú Thọ năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Phù Ninh, Phú Thọ năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa năm học 2016 - 2017

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa lần 1 năm học 2016 - 2017

PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - VÒNG 1
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (2,0 điểm)

a. Hãy vẽ hình thể hiện sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu.

b. Trình bày nguồn gốc hình thành và tính chất của các khối khí trên bề mặt Trái Đất.

Câu 2 (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a. Trình bày đặc điểm cơ bản của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

b. Tại sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn?

Câu 3 (1,0 điểm)

Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.

Câu 4 (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu sản lượng ngành công nghiệp khai thác than và điện của nước ta:

                             Năm

Ngành

1995

2000

2005

2010

2014

Khai thác than (triệu tấn)

8,4

11,6

34,1

39,8

36,6

Điện (tỉ KWh)

14,7

26,7

52,1

84,6

151,2

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015

a. Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện sản lượng khai thác than và điện của nước ta thời kỳ 1995 - 2014.

b. Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi sản lượng của ngành khai thác than và điện ở nước ta trong thời kì trên.

Câu 5 (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a. Phân tích những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Kể tên các nhà máy điện của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Ghi chú: Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB giáo dục ấn hành để làm bài.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9

PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - VÒNG 1
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: ĐỊA LÍ

Câu 1

a. Vẽ hình thể hiện sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu:

  • Vẽ như hình dưới đây; đảm bảo sự chính xác, thẩm mỹ...
  • Lưu ý: Có tên hình, hướng chuyển động, có ghi các mùa, các ngày; trục nghiêng của Trái Đất, các chí tuyến vòng cực, tia sáng Mặt Trời, kí hiệu sáng tối. (thiếu mỗi ý trừ 0,125đ)

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9

b. Nguồn gốc hình thành và tính chất của các khối khí trên bề mặt Trái Đất:

  • Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, nhiệt độ tương đối cao. 
  • Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, nhiệt độ tương đối thấp. 
  • Khối khí đại dương hình thành trên các vùng biển, đại dương, có độ ẩm lớn. 
  • Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô. 

Câu 2

a. Đặc điểm cơ bản của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:

- Địa hình gồm 2 bộ phận: Đồi núi và đồng bằng.

- Hướng nghiêng: Hướng Tây Bắc - Đông Nam.

* Đồi núi:

  • Đồi núi chiếm 2/3 diện tích toàn miền, phân bố chủ yếu ở phía Bắc, phần lớn là đồi núi thấp và trung bình ...
  • Hướng núi: Có hai hướng chính:
    • Hướng vòng cung: Có các cánh cung (sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo.
    • Hướng Tây Bắc - Đông Nam: Dãy Con Voi, Tam Đảo. 
  • Các khối núi trong miền có đỉnh tròn, sườn thoải, địa hình lòng chảo, cánh đồng giữa núi... Địa hình cacxtơ phổ biến. 

* Đồng bằng:

  • Chiếm 1/3 diện tích, phân bố chủ yếu ở phía Nam và Đông Nam, hình dạng tam giác châu, hình thành do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp ...
  • Có hệ thống đê, có một số ô trũng, núi sót; hướng mở rộng ra biển về phía Đông Nam ...

b. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn do:

  • Vị trí: Nằm ở vĩ độ cao nhất cả nước, giáp với vùng Hoa Nam Trung Quốc, nơi đón gió mùa Đông Bắc sớm nhất và kết thúc cũng muộn nhất. 
  • Địa hình đồi núi thấp, các dãy núi có hướng cánh cung mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo nên tạo địa hình hút gió, các đợt không khí lạnh tràn vào dễ dàng. 

Câu 3. Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay:

  • Ảnh hưởng tích cực:
    • Đóng góp phần lớn GDP vào ngân sách, là khu vực sử dụng nhiều lao động, tạo việc làm, thu nhập cao cho người lao động ...
    • Là thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo sức hút đối với đầu tư, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế 
  • Ảnh hưởng tiêu cực:
    • Quá trình đô thị hóa không gắn liền với công nghiệp hóa sẽ nảy sinh các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường.
    • Gây sức ép đến vấn đề việc làm, các vấn đề an ninh - trật tự xã hội ... 

Câu 4

a. Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện sản lượng khai thác than và điện của nước ta thời kỳ 1995 - 2014.

  • Vẽ đúng dạng, chính xác, đảm bảo tính thẩm mĩ.
  • Lưu ý: Có tên biểu đồ, chú giải, hai trục tung chia đúng tỉ lệ có dấu mũi tên, chia đúng mốc năm, ghi đơn vị các trục, ghi đúng số liệu vào biểu đồ. (thiếu hoặc sai mỗi ý trừ 0,25đ) 

b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi sản lượng của ngành khai thác than và điện ở nước ta trong thời kì trên:

  • Nhận xét:
    • Sản lượng khai thác than, điện của nước ta thời kỳ trên đều tăng ...
    • Sản lượng than tăng...(dẫn chứng) 
    • Sản lượng điện tăng rất nhanh...(dẫn chứng) 
  • Giải thích:
    • Sản lượng than, điện đều tăng do là sản phẩm của ngành công nghiệp trọng điểm, được nhà nước đầu tư và nhu cầu thị trường ngày càng lớn
    • Sản lượng than tăng nhưng đang có xu hướng giảm vì nguồn than đang bị khai thác quá mức, trong khi không có nguồn khai thác mới ... 
    • + Sản lượng điện tăng rất nhanh do đưa vào khai thác, vận hành hàng loạt các nhà máy điện mới với công suất lớn ... 

Câu 5

a. Những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

  • Thuận lợi:
    • Khoáng sản: Có nguồn than tập trung lớn nhất cả nước với chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc (Quảng Ninh)...
    • Thủy năng: Trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước, riêng hệ thống sông Hồng đã chiếm 1/3 (hoặc 37%) trữ năng thủy điện cả nước... 
    • Nhà nước có chính sách đầu tư rất lớn trong việc xây dựng các nhà máy điện của vùng... 
    • CSVC kĩ thuật được nâng cao, nhu cầu thị trường lớn ... 
  • Khó khăn:
    • Nguồn nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện đang có nguy cơ suy giảm, đặc biệt là than...
    • Các nhà máy thủy điện phụ thuộc vào chế độ nước tự nhiên nên cũng có tính thất thường... 

b. Các nhà máy điện của vùng: Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà, Uông Bí, Nậm Mu, Na Dương. (xác định được 5 nhà máy trở lên được 0,5đ; từ 2 - 4 nhà máy được 0,25đ)

0