14/01/2018, 18:34

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016 Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 môn Địa có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 . Đây là tài liệu tham khảo hay ...

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12

. Đây là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh đang trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi. Phần đáp án đã được cập nhật đầy đủ, chính xác và chi tiết. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Ninh Thuận năm 2013 - 2014

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Hải Dương năm 2013 - 2014

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Họ và tên:.......................
Số báo danh:..................

KỲ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016
Khóa ngày 23/03/2016
Môn: ĐỊA LÍ
LỚP 12 THPT
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề gồm có 01 trang

Câu 1 (2,0 điểm)

a. So sánh sự khác nhau giữa vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ của nước trên Trái Đất. Nêu ý nghĩa của vòng tuần hoàn nước.

b. Tại sao các nước đang phát triển phải điều khiển quá trình đô thị hoá?

Câu 2 (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Nêu mối quan hệ tác động qua lại giữa địa hình và mạng lưới sông ngòi ở nước ta.

b. Hướng Tây Bắc - Đông Nam của dãy Trường Sơn có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

Câu 3 (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Phân tích hoạt động ngoại thương của nước ta.

b. Tại sao hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây có những chuyển biến tích cực?

Câu 4 (1,5 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự khác nhau về thế mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.

Câu 5 (2,5 điểm) Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2013

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm

Tổng số

Trong đó

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ nông nghiệp

2005

183213,6

134754,5

45096,8

3362,3

2007

236750,4

175007,0

57618,4

4125,0

2009

430221,6

306648,4

116576,7

6996,5

2013

748138,9

534532,8

196955,1

16651,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2014)

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2013.

b. Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn trên.

----------Hết---------
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam – NXB Giáo dục)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12

Câu 1

a/ So sánh sự khác nhau giữa vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ của nước trên Trái Đất. Nêu ý nghĩa của vòng tuần hoàn nước. 1,0

* So sánh sự khác nhau: 0,5

 

Vòng tuần hoàn nhỏ

Vòng tuần hoàn lớn

Giai đoạn

Ít giai đoạn (2 giai đoạn)

Nhiều giai đoạn (3 - 5 giai đoạn)

Phạm vi diễn ra

Hẹp (chủ yếu ở biển và đại dương)

Rộng (lục địa, biển và đại dương)

* Ý nghĩa của vòng tuấn hoàn nước trên Trái đất:

  • Vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất góp phần điều hòa vật chất và năng lượng trong lớp vỏ địa lí: Điều hòa nhiệt và độ ẩm ở các vùng khác nhau, giữa lục địa và đại dương. 0,25
  • Nhờ có vòng tuần hoàn mà nước luôn sinh ra, không bao giờ cạn kiệt, mang lại sự sống cho sinh vật ở các khu vực khác nhau. 0,25

b/ Tại sao các nước đang phát triển phải điều khiển quá trình đô thị hoá? 1,0

  • Ở nhiều nước đang phát triển quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh hơn công nghiệp hoá, số người nhập cư vào thành phố ngày càng đông đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng:
    • Thiếu việc làm, nhà ở, nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội xuất hiện. 0,25
    • Kết cấu hạ tầng đô thị quá tải (kẹt xe, tắc đường,...), ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 0,25
  • Điều khiển quá trình đô thị hoá để:
    • Phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. 0,25
    • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động. 0,25

Câu 2

a/ Nêu mối quan hệ tác động qua lại giữa địa hình và mạng lưới sông ngòi ở nước ta. 1,0

* Địa hình tác động đến mạng lưới sông ngòi:

  • Hướng của địa hình quy định hướng của sông ngòi (dẫn chứng). 0,25
  • Độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi (dẫn chứng),... 0,25

* Mạng lưới sông ngòi tác động đến địa hình:

  • Sông ngòi làm hạ thấp địa hình vùng đồi núi thông qua hoạt động xâm thực, làm địa hình nước ta bị chia cắt (dẫn chứng),... 0,25
  • Sông ngòi giữ vai trò quyết định trong việc hình thành các đồng bằng thông qua quá trình bồi tụ (dẫn chứng). 0,25

b/ Hướng Tây Bắc - Đông Nam của dãy Trường Sơn có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? 1,0

* Vào mùa hạ:

  • Gây ra hiện tượng Phơn. Do gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Bengan đến nước ta, sau khi gây mưa cho sườn đón gió (sườn Tây), gió vượt núi và hình thành gió Tây khô nóng (gió Lào) có bản chất do hiệu ứng Phơn. 0,25
  • Tác động tới thời tiết rất khô, nóng. 0,25

* Vào mùa đông:

  • Gây ra mưa lớn. Do mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, hướng gió gần như vuông góc với hướng địa hình nên gây mưa. 0,25
  • Tác động tới thời tiết: Lạnh và ẩm, nhiều nơi có lượng mưa rất lớn (Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế,...). 0,25

Câu 3

a/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích hoạt động ngoại thương của nước ta. 1,0

  • Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục; Cán cân xuất nhập khẩu luôn âm (nhập siêu). 0,25
  • Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu: 0,25
    • Các mặt hàng xuất khẩu: Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản.
    • Các mặt hàng nhập khẩu: Chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ hàng tiêu dùng.
  • Thị trường: 0,25
    • Thị trường xuất khẩu lớn nhất: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.
    • Thị trưởng nhập khẩu chủ yếu: Châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu.
  • Có sự phân hóa rõ rệt giữa các tỉnh (thành phố) và các vùng: Tập trung nhiều ở tỉnh (thành phố) ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. 0,25

b. Tại sao hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây có những chuyển biến tích cực? 1,0

* Giải thích:

  • Chính sách đổi mới của Nhà nước (mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp, các địa phương. Xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hoạch toán kinh doanh,...). 0,25
  • Tăng cường sự quản lí của nhà nước bằng pháp luật. 0,25
  • Đa phương hóa thị trường xuất nhập khẩu. Bên cạnh các thị trường truyền thống còn mở rộng các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,... 0,25
  • Việt Nam là thành viên của WTO (năm 2007). Đây là thời cơ nhưng đồng thời cũng là thách thức của nước ta. 0,25

Câu 4

* Trung du và miền núi Bắc Bộ: 0,75

  • Đất: Phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; Ngoài ra còn có đất đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa ven các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ,...) tạo điều kiện trồng nhiều loại cây. 0,25
  • Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình núi tạo điều kiện thuận lợ phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở,...), cây dược liệu (hoàng liên, tam thất, đương quy, đỗ trọng...), cây ăn quả, rau ôn đới,... 0,25
  • Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên (Mộc Châu - Sơn La,...) để phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê. 0,25

* Tây Nguyên: 0,75

  • Đất badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, chè,...) 0,25
  • Khí hậu có tính chất cận xích đạo gió mùa thuận lợi cho trồng cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu,...). Trên các cao nguyên cao, khí hậu mát mẻ, khá thuận lợi cho trồng cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...). 0,25
  • Một số nơi có đồng cỏ (Bảo Lộc, Đức Trọng - Lâm Đồng...) tạo điều kiện chăn nuôi bò,... 0,25

Câu 5

a/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 2005 - 2013. 1,5

  • Xử lí số liệu: 0,5

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2013

(Đơn vị %)

Năm

Tổng số

Trong đó

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ nông nghiệp

2005

100,0

73,6

24,6

1,8

2007

100,0

73,9

24,3

1,8

2009

100,0

71,3

27,1

1,6

2013

100,0

71,5

26,3

2,2

  • Vẽ biểu đồ miền (các loại biểu đồ khác không cho điểm). 1,0
  • Yêu cầu: Chính xác, đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, đơn vị, tỷ lệ. Thiếu mỗi ý trừ 0,25 đ.

b/ Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2013. 1,0

* Nhận xét:

  • Giai đoạn 2005 - 2013, trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là ngành chăn nuôi, thấp nhất là ngành dịch vụ nông nghiệp (dẫn chứng). 0,25
  • Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta có sự thay đổi theo hướng: Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp (dẫn chứng). 0,25

* Giải thích:

  • Các ngành có sự thay đổi cơ cấu trên phù hợp với xu thế phát triển chung là đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. 0,25
  • Ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn nhất do đây là ngành truyền thống, có thuận lợi về nguồn lực để phát triển, nhu cầu trong nước và xuất khẩu... 0,25
0