14/01/2018, 12:21

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Thanh Hóa năm học 2011 - 2012 môn Hóa học (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Thanh Hóa năm học 2011 - 2012 môn Hóa học (Có đáp án) Sở GD&ĐT Thanh Hóa SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA (Đề thi chính thức) KỲTHI CHỌN HỌC SINH ...

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Thanh Hóa năm học 2011 - 2012 môn Hóa học (Có đáp án)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
(Đề thi chính thức)

KỲTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
CẤP TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012
Ngày thi: 23/03/2012

MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
--------------------------------------------------------------------------------


Câu 1:
(6 điểm)

1/ Cho sơ đồ phản ứng sau:

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Thanh Hóa năm học 2011 - 2012 môn Hóa học

Hãy chọn các chất và viết phương trình hoá học của các phản ứng theo sơ đồ trên.

2/ Từ nguyên liệu ban đầu là quặng pirit sắt, muối ăn, nước, không khí (các thiết bị, điều kiện cần thiết coi như có đủ), hãy viết phương trình điều chế: Fe(OH)3, FeCl3, FeSO4, Fe2(SO4)3.

3/ Muối ăn có lẫn tạp chất: Na2SO4, NaBr, MgCl2, CaCl2, CaSO4. Trình bày cách tinh chế để có được muối ăn tinh khiết.

Câu 2: (6 điểm)

1/ Từ tinh bột, viết các phương trình phản ứng chuyển hoá thành etyl axetat (các chất vô cơ và điều kiện cần thiết khác coi như có đủ).

2/ Có hai chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử dạng (CH2O)n. Phân tử khối của chúng lớn hơn 50 và nhỏ hơn 200 và MY = 3.MX . Hợp chất hữu cơ X có khả năng hòa tan đá vôi. Hợp chất hữu cơ Y trong phân tử chứa 2 loại nhóm chức là nhóm (-OH) và nhóm (-CHO), mạch không phân nhánh.

a/ Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên của X, Y.

b/ Cho kim loại Zn, CuO, Na2COlần lượt vào 3 ống nghiệm chứa dung dịch của chất X. Nêu hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và viết phương trình hoá học của phản ứng.

c/ Nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm đựng dung dịch amoniac lắc nhẹ, thêm tiếp dung dịch chất Y vào sau đó đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng.

3/ Có 4 hiđrocacbon: metan, etilen, axetilen và bezen. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho các hiđrocacbon trên lần lượt tác dụng với:

a/ H2/ xúc tác Ni, t0.

b/ Dung dịch nước brom (ở điều kiện thường).

c/ Trùng hợp tạo polime.

Câu 3: (4 điểm)

Hỗn hợp A gồm 2 muối cacbonat: MgCO3 và RCO3. Cho 12,34 gam A vào lọ chứa 100ml dung dịch H2SO4. Sau phản ứng thu được 1,568 lít CO2, chất rắn B và dung dịch C. Cô cạn dung dịch C thu được 8,4 gam chất rắn khan D. Nung B thu được 1,12 lít COvà chất rắn E. (Các thể tích khí đo ở đktc)

1/ Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4.

2/ Tính khối lượng B và E.

3/ Cho tỷ lệ mol của MgCO3 và RCO3 trong hỗn hợp A là 5:1, hãy xác định R.

Câu 4: (4 điểm)

Hỗn hợp X có khối lượng m gam gồm một axit hữu cơ no, đơn chức mạch hở A và một rượu no, đơn chức mạch hở B. A và B có khối lượng phân tử bằng nhau. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1/2 hỗn hợp X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch
nước vôi trong dư thì được 20 gam kết tủa. Mặt khác nếu cho 1/2 hỗn hợp X tác dụng với Na (dư) thì thu được 840ml khí (đo ở đktc).

1/ Xác định công thức phân tử của A và B.

2/ Tính khối lượng m và thành phần % theo khối lượng của A và B trong hỗn hợp X.

Cho: C = 12; O = 16; H = 1; Ag = 108; Na = 23; Cl = 35,5; K = 39; N = 14; Br = 80; Cu = 64; Ca = 40; P = 31; Si = 28; S = 32; Ba = 137; Al = 27; Fe = 56; Zn = 65; Li = 7; Rb = 85; Cs = 133

0