14/01/2018, 12:46

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Lâm Đồng môn Hóa học

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Lâm Đồng môn Hóa học Năm học 2010 - 2011 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010- 2011 MÔN THI: HÓA HỌC ...

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Lâm Đồng môn Hóa học

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
LÂM ĐỒNG

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2010- 2011

MÔN THI: HÓA HỌC LỚP 9 - THCS
Thời gian:
150 phút (Không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 18/02/2011

Câu 1: (1,5 điểm)

Cho các chất Al2O3, Al(NO3)3, NaAlO2, Al2(SO4)3, Al(OH)3, AlCl3, Al. Hãy lựa chọn chất thích hợp sắp xếp thành một dãy chuyển hoá và viết phương trình phản ứng minh họa (ghi rõ điều kiện nếu có).

Câu 2: (1,5 điểm)

Đi từ các chất ban đầu là đá vôi, than đá và được dùng thêm các chất vô cơ cần thiết, hãy viết phương trình phản ứng điều chế ra polivinyl clorua, đicloetan.

Câu 3: (2,5 điểm)

a/ Có một miếng kim loại natri để ngoài không khí ẩm một thời gian biến thành sản phẩm A. Cho A tan vào nước được dung dịch B. Cho dung dịch B vào dung dịch NaHSO4.Viết các phương trình hóa học của quá trình thí nghiệm trên.

b/ Cho 100ml nước vào cốc thuỷ tinh. Sau đó cho thêm 40 gam muối ăn vào khuấy đều cho đến khi còn một ít muối không tan, lắng xuống đáy. Sau đó đun nhẹ, thấy toàn bộ muối trong cốc đều tan. Để nguội dung dịch đến nhiệt độ phòng thì thấy muối kết tinh trở lại. Giải thích hiện tượng nêu trên.

Câu 4: (2,5 điểm)

a/ Chỉ dùng nước và khí cacbonic, bằng phương pháp hóa học em hãy phân biệt 5 chất bột màu trắng sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.

b/ Những khí thải (CO2, SO2…) trong quá trình sản xuất gang thép có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh? Dẫn ra một số phản ứng để giải thích. Em hãy đề nghị biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang thép.

Câu 5: (1,5 điểm)

Em hãy dùng các phương trình hóa học để giải thích vì sao không được bón chung các loại phân đạm: NH4NO3, (NH4)2SO4 và CO(NH2)2 với vôi hoặc tro bếp (chứa K2CO3). Biết rằng trong nước, CO(NH2)2 chuyển hóa thành (NH4)2CO3.

Câu 6: (2,5 điểm)

Hỗn hợp A gồm CaCO3, Cu, Fe3O4. Nung nóng A (trong điều kiện không có không khí) một thời gian được chất rắn B và khí C. Cho khí C hấp thụ vào dung dịch NaOH được dung dịch D. Dung dịch D tác dụng được với BaCl2 và dung dịch KOH. Hoà tan B vào nước dư được dung dịch E và chất rắn F. Cho F vào dung dịch HCl dư được khí C, dung dịch G và chất rắn H. Nếu hoà tan F vào dung dịch H2SO4 đặc, dư thu được khí I và dung dịch K. Xác định B, C, D, E, F, G, H, I, K và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Câu 7: (2 điểm)

Đồ thị biễu diễn độ tan S trong nước của chất rắn X như sau:

a/ Hãy cho biết dung dịch bão hòa ở trong khoảng nhiệt độ nào?

b/ Nếu 130 gam dung dịch bão hòa đang ở 700C hạ nhiệt độ xuống còn 300C. Hỏi có bao nhiêu gam X tách ra khỏi dung dịch?

Câu 8: (2,5 điểm)

Hỗn hợp khí A gồm 2 hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn 1 lít A trong khí oxi thu được 1,6 lit khí CO2 và 1,4 lít hơi nước. Xác định công thức phân tử các hiđrocacbon có trong hỗn hợp khí A, biết rằng thể tích các khí và hơi nước đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Câu 9: (3,5điểm)

X là hỗn hợp hai muối cacbonat trung hòa của kim loại hoá trị (I) và kim loại hóa trị (II). Hòa tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp X bằng dung dịch HCl (vừa đủ ) thì thu được 3,36 lit khí (đktc) và dung dịch Y.

a/ Nếu cô cạn dung dịch Y thì thu được bao nhiêu gam hỗn hợp muối khan?

b/ Nếu tỷ lệ số mol của muối cacbonat kim loại hoá trị (I) với muối cacbonat kim loại hóa trị (II) trong hỗn hợp X là 2:1. Nguyên tử khối của kim loại hóa trị (I) lớn hơn nguyên tử khối của kim loại hóa trị (II) là 15 đ.v.C. Hãy tìm công thức phân tử của hai muối.

(Cho biết: C =12, O = 16, Ca = 40, H=1, Mg = 24, Cu = 64, Fe = 56, Na =23, K =39, Li = 4)

0