Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Thanh Hóa năm học 2010 - 2011 môn Hóa học (Có đáp án)
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Thanh Hóa năm học 2010 - 2011 môn Hóa học (Có đáp án) Đề thi học sinh giỏi Vndoc.com xin gửi đến các bạn: . Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học: SỞ GIÁO DỤC VÀ ...
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Thanh Hóa năm học 2010 - 2011 môn Hóa học (Có đáp án)
Vndoc.com xin gửi đến các bạn: .
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
KỲTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
|
MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
--------------------------------------------------------------------------------
Câu 1 (6,0 điểm)
1. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học để giải thích cho các thí nghiệm sau:
a. Hòa tan một mẩu K2Cr2O7 vào ống nghiệm bằng nước cất, sau đó thêm vào vài giọt dung dịch Ba(OH)2.
b. Trộn đều một ít bột nhôm và bột iot trong bát sứ, nhỏ tiếp vào bát vài giọt nước.
c. Hòa tan một mẩu Fe3O4 bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư, sau đó thêm vào lượng dư dung dịch NaNO3.
2. Cho các ống nghiệm đựng riêng rẽ các dung dịch: NaCl; AlCl3; Al2(SO4)3; Ni(NO3)2; CrCl2; NH4Cl; (NH4)2CO3; ZnCl2. Lựa chọn thêm một hóa chất phù hợp để phân biệt các dung dịch trên. Nêu cách làm, viết phương trình hóa học.
3. A, B, C, D, E là các hợp chất của Na. Chất A tác dụng với B và C thu được 2 khí tương ứng X và Y. Cho D và E tác dụng với H2O thu được 2 khí tương ứng Z và T. Biết X, Y, Z, T là các khí thông dụng, trong điều kiện thích hợp chúng có thể tác dụng với nhau. Biết rằng tỷ khối khí dX/Z = 2, tỷ khối khí dY/T = 2)
a. Xác định A, B, C, D, E và X, Y, Z, T?
b. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra?
Câu 2 (5,0 điểm)
1. Cho chất hữu cơ X (C4H6O2) tác dụng với dung dịch NaOH, không tác dụng với Na. Viết công thức cấu tạo các đồng phân của X.
2. Từ axetilen và các chất vô cơ cần thiết, viết phương trình hóa học điều chế cao su Buna-S.
3. Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch sau đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt: axit glutamic; valin; hexametylenđiamin; axit ađipic; ancol benzylic.
4. Có 5 lọ đựng riêng biệt các chất: Cumen (A), ancol benzylic (B), metyl phenyl ete (C), benzanđehit (D) và axit benzoic (E).
a. Hãy sắp xếp các chất trên theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi. Giải thích?
b. Trong quá trình bảo quản các chất trên, có một lọ đựng chất lỏng thấy xuất hiện tinh thể. Hãy giải thích hiện tượng đó bằng phương trình hóa học.
c. Hãy cho biết các cặp chất nào nói trên có thể phản ứng với nhau. Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).
Câu 3 (5,0 điểm)
1. Cho 2,56 gam Cu phản ứng hoàn toàn với 25,2 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch A và hỗn hợp X gồm hai khí, trong đó có một khí bị hóa nâu trong không khí.
a. Xác định nồng độ % các chất trong dung dịch A. Biết rằng nếu cho 210ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch A sau đó cô cạn lấy chất rắn nung đến khối lượng không đổi thu được 20,76 gam chất rắn.
b. Xác định thể tích của hỗn hợp khí X ở đktc.
2. Hoà tan hoàn toàn 23,2 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, vừa đủ, dung dịch sau phản ứng đem cô cạn thu được 60 gam muối khan. Xác định công thức hoá học của oxit kim loại sắt.
Câu 4 (4,0 điểm)
Một hỗn hợp hai hợp chất hữu cơ đơn chức A, B; cả hai đều tác dụng được với dung dịch NaOH. Đốt A hay B thì thể tích CO2 và hơi nước thu được đều bằng nhau (tính trong cùng điều kiện áp suất, nhiệt độ). Lấy 16,2 gam hỗn hợp trên cho tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 2M, sau đó cô cạn dung dịch ta thu được 19,2 gam chất rắn. Biết A, B có số nguyên tử cacbon trong phân tử hơn kém nhau là 1.
1. Xác định công thức cấu tạo A và B.
2. Tính % khối lượng A và B trong hỗn hợp
Cho H = 1, C = 12, O = 16, Fe = 56, Mg = 24, Cu = 64, Na = 23, Al = 27, K = 39, N = 14, S = 32.