Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Hà Nam năm 2011 - 2012 môn Hóa học (Có đáp án)
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Hà Nam năm 2011 - 2012 môn Hóa học (Có đáp án) Đề thi học sinh giỏi Nhằm giúp các bạn chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao, Vndoc.com xin giới ...
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Hà Nam năm 2011 - 2012 môn Hóa học (Có đáp án)
Nhằm giúp các bạn chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao, Vndoc.com xin giới thiệu: .
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
|
Câu I (3,0 điểm):
1) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra khi cho
a) Etylamin tác dụng với HNO2 ở nhiệt độ thường.
b) Anilin tác dụng với hỗn hợp HNO2 và HCl ở nhiệt độ 0 - 5oC.
c) Triolein tác dụng với H2 (dư) ở nhiệt độ cao và áp suất cao có Ni xúc tác.
d) Đimetyl xeton tác dụng với HCN.
2) Viết phương trình hoá học (Ghi rõ điều kiện của phản ứng)
CO2 → (C6H10O5)n → C12H22O11→ C6H12O6 → C2H5OH
3) Khi thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thu được 2 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin, 1 mol tyrosin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn X thấy trong hỗn hợp sản phẩm có các đipeptit Gly-Ala, Ala-Gly, tripeptit Tyr-Val-Gly. Cho X tác dụng với HNO2 ở nhiệt độ thường không thấy giải phóng khí N2. Xác định (có lập luận) trình tự các amino axit trong phân tử X.
Câu II (3,0 điểm):
1) Có 6 lọ hoá chất bị mất nhãn, trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: NaCl, NaHCO3, Na2CO3, NaHSO4, NaOH, BaCl2. Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch trên, chỉ được dùng thêm thuốc thử là quỳ tím, các dụng cụ cần thiết có đủ. Viết các phương trình hoá học xảy ra.
2) Hoà tan Al trong dung dịch HNO3 loãng, dư được dung dịch D và khí E không màu, không hoá nâu ngoài không khí và được điều chế bằng đun nóng dung dịch bão hoà NH4NO2. Chia dung dịch D làm 2 phần:
- Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào phần thứ nhất
- Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào phần thứ hai, thấy có khí thoát ra.
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
3) Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ sau đây:
a) NaCl + H2SO4 đặc, nóng →
b) KMnO4 + H2SO4 + HNO2 →
c) FeSO4 + KHSO4 + KMnO4 →
d) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
Câu III: (3,0 điểm):
1) Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau (Ghi rõ điều kiện phản ứng, các chất viết ở dạng công thức cấu tạo thu gọn).
C8H14O4 + NaOH→ X1 + X2 + H2O
X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
X3 + X4 → nilon-6,6 + H2O
X2 + X3 → X5 + H2O (tỷ lệ số mol X2: số mol X3 = 2:1)
2) Chất X là một amino axit có mạch cacbon không phân nhánh. Cho 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,25M. Sau phản ứng, đem cô cạn dung dịch thu được 3,67 gam muối khan.
Mặt khác, đem trung hoà 1,47 gam X với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 1,91 gam muối khan.
Xác định công thức cấu tạo của X. (Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Câu IV (3,0 điểm):
1) Điện phân Al2O3 nóng chảy với điện cực bằng than chì, thu được m gam Al và V lít (đktc) hỗn hợp A chỉ gồm 2 khí CO2, CO. Giả thiết toàn bộ lượng oxi sinh ra tham gia vào quá trình oxi hoá cacbon.
a) Viết các quá trình oxi hoá - khử xảy ra tại mỗi điện cực.
b) Tìm khoảng xác định của m theo giá trị V.
c) Cho V = 1,12 lít (đktc). Tính m. Biết tỷ khối của A so với hiđro bằng 18,8.
2) Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất X là anđehit có mạch cacbon không phân nhánh thu được 38,72 gam CO2 và 7,92 gam nước. Biết rằng, cứ 1 thể tích hơi chất X phản ứng tối đa với 3 thể tích khí H2, sản phẩm thu được nếu cho tác dụng hết với Na (dư) sẽ cho thể tích khí H2 sinh ra bằng thể tích hơi X tham gia phản ứng ban đầu. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của X.
b) Viết phương trình hoá học xảy ra khi cho X lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, nước Br2 dư.
Câu V (4,0 điểm):
Cho 3,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch B và 9,92 gam chất rắn C. Cho toàn bộ dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 3,2 gam chất rắn.
1) Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong A.
2) Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3 ban đầu.
3) Cho hết 3,6 gam A vào 200 ml dung dịch H2SO4 0,5 M, sau khi phản ứng hoàn toàn cho tiếp m gam NaNO3 vào hỗn hợp phản ứng. Tính giá trị m tối thiểu để thu được lượng khí NO (sản phẩm khử duy nhất) lớn nhất.
Câu VI (4,0 điểm):
Hỗn hợp X gồm 3 este của cùng một axit hữu cơ đơn chức và 3 ancol đơn chức trong đó có 2 ancol no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một ancol không no mạch hở chứa một liên kết đôi. Cho hỗn hợp X tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 20,8 gam chất rắn khan. Ngưng tụ toàn bộ phần ancol đã bay hơi, làm khan rồi chia thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: cho tác dụng hết với Na (dư) thu được 1,12 lít khí H2 (đktc)
Phần 2: đem đốt cháy hoàn toàn thu được 3,584 lít khí CO2 (đktc) và 4,32 gam H2O.
1) Xác định công thức cấu tạo thu gọn của axit.
2) Xác định công thức cấu tạo thu gọn của các ancol.
3) Viết công thức cấu tạo và gọi tên 3 este.
Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ag = 108.