Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bạc Liêu môn Sinh bảng B (Năm học 2011 - 2012) - Ngày thi thứ hai
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bạc Liêu môn Sinh bảng B (Năm học 2011 - 2012) - Ngày thi thứ hai Đề thi học sinh giỏi Để chuẩn bị cho kỳ thi chọn học sinh giỏi, Vndoc.com xin giới thiệu đến các bạn: ...
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bạc Liêu môn Sinh bảng B (Năm học 2011 - 2012) - Ngày thi thứ hai
Để chuẩn bị cho kỳ thi chọn học sinh giỏi, Vndoc.com xin giới thiệu đến các bạn: .
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG TỈNH
|
MÔN THI: SINH HỌC (BẢNG B)
Ngày thi: 06/11/2011
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)
--------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (2 điểm)
Quá trình tổng hợp glicôprôtêin trong tế bào được diễn ra như thế nào? Nêu chức năng của glicôprôtêin.
Câu 2: (2 điểm)
Những câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai giải thích tại sao sai.
a. Ađênôzin triphôtphat (ATP) là hợp chất cao năng duy nhất cung cấp năng lượng trong tế bào.
b. Hiện tượng tế bào thực vật đóng băng sau khi đưa ra môi trường bình thường (250C) có nước chảy ra (tế bào bị vỡ) vì nhiệt độ tăng làm thể tích tế bào giãn nở vì nhiệt và vỡ ra.
c. Ở tế bào nhân thực, riboxom trong ty thể, lục lạp có cấu trúc giống riboxom trên lưới nội chất.
d. Không bào chỉ được tìm thấy ở tế bào thực vật.
Câu 3: (2 điểm)
Trình bày các vật liệu, dụng cụ, hóa chất cần thiết và các bước tiến hành thí nghiệm nhận biết protein bằng axit tricloaxetic (TCA).
Câu 4: (2 điểm)
Một gen ởsinh vật nhân sơdài 4896Ao. Phân tử mARN sinh ra từ gen đó có A:U:G:X lần lượt theo tỉ lệ 3:3:1:1.
a. Tính số lượng từng loại nucleotit của phân tử mARN.
b. Xác định số lượng từng loại nucleotit của gen.
Câu 5: (2 điểm)
Nêu cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể. Cấu trúc xoắn qua nhiều cấp độ của NST có ý nghĩa gì trong di truyền?
Câu 6: (2 điểm)
a. Trên cặp NST thường, xét 2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng tương phản. Làm cách nào để có thể xác định 2 gen trên là liên kết với nhau trên 1 NST hay phân li độc lập với nhau?
b. Hiện tượng di truyền đa hiệu của gen và di truyền liên kết hoàn toàn giống nhau ở những điểm nào?
Câu 7: (2 điểm)
Khi lai hai thứ hoa đỏ thuần chủng và hoa trắng thuần chủng với nhau thu được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau thu được F2 có 350 cây hoa đỏ và 258 cây hoa trắng.
Hãy dùng tiêu chuẩn χ2 (khi bình phương) để kiểm định sự phù hợp hay không giữa số liệu lý thuyết và số liệu thực tế.
Cho biết: với (n-1) = 1; α(hay p) = 0,05 thì χ2 lý thuyết = 3,841
Câu 8: (2 điểm)
Ở một loài thực vật, các alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể số 2; các alen B và b nằm trên nhiễm sắc thể số 3. Người ta tiến hành phép lai: P ♀ aaBB x ♂AAbb. Hãy viết các kiểu gen có thể có của con lai trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Xảy ra đột biến trong giảm phân ở ♀P hình thành thể dị bội ở nhiễm sắc thể số 2.
Trường hợp 2: Xảy ra đột biến trong giảm phân ở ♂ P hình thành thể dị bội ở nhiễm sắc thể số 3.
Câu 9: (2 điểm)
a) Có thể tạo ra dòng thuần chủng bằng những cách nào? Tại sao việc duy trì dòng thuần thường rất khó khăn?
b) Vì sao việc chọn lọc trong dòng thuần không mang lại hiệu quả?
Câu 10: (2 điểm)
Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền ban đầu là P: 50% AA : 50% aa.
a. Quần thể trên đã đạt trạng thái cân bằng di truyền chưa? Nếu chưa thì sau bao nhiêu thế hệ mới đạt trạng thái cân bằng di truyền? Nêu các điều kiện để quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
b. Hãy xác định thành phần kiểu gen của quần thể sau 5 thế hệ ngẫu phối.