14/01/2018, 12:50

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT năng khiếu TP HCM năm 2013 - 2014

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT năng khiếu TP HCM năm 2013 - 2014 Đề thi học sinh giỏi Nhằm giúp các bạn chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao, Vndoc.com xin giới thiệu: . Đề thi ...

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT năng khiếu TP HCM năm 2013 - 2014

Nhằm giúp các bạn chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao, Vndoc.com xin giới thiệu: .

Đề thi học sinh giỏi môn Toán:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HCM
TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TP.HCM


ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
NĂM HỌC: 2013 - 2014

MÔN THI: TOÁN
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)


Bài 1.

Tìm tất cả các hàm số f: R → R thoả mãn:

f(x3 + y + f(y)) = 2y + xf(x); với mọi x, y thuộc R

Bài 2.

Cho dãy {un} thoả mãn u1 = 2013, un+1 = u3n - 4u2n + 5un; với mọi N thuộc N*.

Tìm tất cả các số nguyên tố p là ước của (u2014 + 2009) và p ≡ 3 (mod4).

Bài 3.

Trong một hội nghị khoa học có 5000 đại biểu tham dự, mỗi một đại biểu biết ít nhất một thứ tiếng. Một uỷ ban gồm một số đại biểu được gọi là uỷ ban làm việc nếu tất cả thành viên trong uỷ ban đều biết chung một thứ tiếng và được gọi là uỷ ban thách thức nếu không có hai thành viên nào của uỷ ban biết chung một thứ tiếng (uỷ ban có thể gồm 1 thành viên; uỷ ban này gọi là làm việc cũng được, thách thức cũng được). Chứng minh rằng có thể chia các đại biểu thành đúng 100 uỷ ban rời nhau (mỗi đại biểu thuộc đúng một uỷ ban) sao cho các uỷ ban này hoặc là uỷ ban làm việc hoặc là uỷ ban thách thức.

Bài 4.

Tam giác ABC có B,C cố định còn A di động sao cho AB = AC và góc BAC > 60o. Đường thẳng đối xứng với BC qua AB cắt AC tại P. Trên đoạn PC lấy M sao cho PM = PB. Gọi N là giao điểm của AB với phân giác ngoài góc BCA. Chứng minh MN luôn đi qua một điểm cố định.

Bài 5.

Cho 2014 số thực x1, x2, ..., x2014 thỏa mãn điều kiện:

Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức P = x1x2...x2014.

Bài 6. Cho dãy số {un} xác định bởi:

Tìm: 

Bài 7.

Cho n là số nguyên dương và A là tập con khác rỗng của X = {1, 2, ..., n}.

Tính giá trị của tổng , trong đó E lấy trên tất cả các tập con của X (kể cả tập rỗng).

Cho m thuộc N*, xét m tập con khác rỗng của X là A1, A2,..., Am và m số nguyên khác 0 là a1, a2,..., am sao cho a+ a+... + am < 0. Chứng minh rằng tồn tại tập con E của X sao cho:

(Ký hiệu |A| chỉ số phần tử của tập hợp A, số phần tử của tập rỗng là 0).

Bài 8.

Tam giác ABC nhọn có trực tâm H và P là điểm di động bên trong tam giác ABC sao cho góc BPC = góc BHC. Đường thẳng qua B vuông góc với AB cắt PC tại M, đường thẳng qua C vuông góc với AC cắt PB tại N. Chứng minh trung điểm I của MN luôn thuộc một đường thằng cố định.

0