Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý lớp 9 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý lớp 9 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 có đáp án Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý lớp 9 giúp các ...
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý lớp 9 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý lớp 9
giúp các bạn học sinh ôn thi học sinh giỏi môn Địa lý, chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp thành phố, ôn thi vào lớp 10 các trường chuyên trong cả nước. Mời các bạn tải đề thi học sinh giỏi lớp 9 này về và cùng tham khảo.
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn lớp 9 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử lớp 9 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐẢO |
ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THI TỈNH NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: ĐỊA LÍ 9 (Thời gian làm bài 150 phút, không kể giao đề) |
Câu I (2,5 điểm). Cho đoạn thông tin sau:
"Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm... Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng".
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 9 – Nhà xuất bản Giáo dục năm 2012)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy chứng minh nhận định trên.
Câu II (2,0 điểm).
1. Nêu các thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
2. Nhờ những điều kiện thuận lợi gì mà cây chè ở Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?
Câu III (2,5 điểm). Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh:
1. Việt Nam là một nước đông dân. Dân số nước ta liên tục tăng nhưng đang có xu hướng giảm về tỷ lệ gia tăng.
2. Mật độ dân số cao ở Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội. Theo em cần phải làm gì để giải quyết những khó khăn đó?
Câu IV (3,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)
1. Lựa chọn và vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2012.
2. Từ biểu đồ đã vẽ nhận xét tình hình phát triển của ngành trồng cây công nghiệp nước ta và giải thích.
Đáp án đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý lớp 9
Câu I:
* Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành:
Khoáng sản: (0,5đ)
- Khoáng sản nhiên liệu: Than, dầu khí cơ sở phát triển ngành công nghiệp năng lượng, hóa chất.
- Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, crôm, thiếc, chì... cơ sở phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu.
- Khoáng sản phi kim loại; apatit, pirit, photphorit... cơ sở phát triển công nghiệp hóa chất.
- Vật liệu xây dựng: sét, đá vôi... cơ sở phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.
Thủy năng của sông suối: cơ sở phát triển công nghiệp năng lượng (thủy điện). (0,25đ)
Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển... là cơ sở phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp từ đó tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
* Những nơi tập trung nguồn tài nguyên với trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. Thể hiện:
- Công nghiệp khai thác nhiên liệu phát triển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (than), ở Đông Nam Bộ (dầu, khí). ((0,25đ)
- Công nghiệp điện phát triển ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên ( có nhiều than, dầu khí và nguồn thủy năng của sông suối) (0,25đ)
- Công nghiệp hóa chất phát triển ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (sản xuất phân bón, hóa chất cơ bản), ở Đông Nam Bộ ( sản xuất phân bón, hóa dầu). (0,25đ)
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phát triển ở nhiều địa phương đặc biệt ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ... (0,25đ)
* Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng: (0,5đ)
- Trung du và miền núi Bắc bộ có thế mạnh nổi bật về công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng (than, thủy điện, nhiệt điện)
- Bắc Trung Bộ thế mạnh về công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng,..)
- Đông Nam Bộ có thế mạnh về công nghiệp năng lượng (dầu khí, thủy điện, nhiệt điện), công nghiệp khai khoáng
- Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm,....
(Lưu ý học sinh lấy ví dụ từ 3 vùng trở lên có thể cho điểm tối đa)
Câu II:
1. Thế mạnh kinh tế chủ yếu của Trung du miền núi Bắc Bộ
a. Thế mạnh về khoáng sản và thủy năng:
- Là vùng có hầu hết các loại khoáng sản của nước ta, nhiều loại có trữ lượng lớn và có giá trị như: than, sắt, đồng, thiếc, niken, boxit, vàng... (0,25đ)
- Tiềm năng lớn về thủy điện: Với hệ thống sông Hồng có trữ lượng thủy năng chiếm 37% cả nước (11 triệu kw). Phần lớn các sông trong vùng đều có giá trị thủy điện. (0,25đ)
Nhiều nhà máy đã và đang xây dựng như: Hòa Bình, Thác Bà, Đại Thị, Na Hang, Sơn La... (0,25đ)
b. Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt đới và ôn đới.
- Có diện tích đất feralit lớn và đất phù sa cổ ở trung du. (0,25đ)
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với chế độ nhiệt ẩm cao, có mùa đông lạnh, có sự phân hóa theo độ cao và theo mùa nên thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt đới và ôn đới: chè, tam thất...; mận, đào, lê... (0,25đ)
c. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn: Vùng có nhiều đồng cỏ (chủ yếu trên các cao nguyên). Khí hậu thích hợp với việc chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò, dê, ngựa, đặc biệt là trâu. (0,25đ)
d. Thế mạnh về kinh tế biển và du lịch: Vùng giáp với vịnh Bắc Bộ, giàu tiềm năng về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản; về giao thông biển và du lịch biển đảo, hang động... (0,25đ)
2. Những điều kiện thuận lợi để cây chè chiếm diện tích, sản lượng lớn
- Diện tích vùng trung du rộng , đất feralit chiếm diện tích lớn, phân bố tập trung. Diễn biến khí hậu có mùa đông lạnh, có tính chất cận nhiệt phù hợp với cây chè (0,25đ)
- Thị trường tiêu thụ rộng: trong nước chè là đồ uống truyền thống, cũng là đồ uống ưa thích của nhiều nước. Nhiều thương hiệu chè nổi tiếng (Dẫn chứng) (0,25đ)
Câu III:
1. a. Nước ta là 1 nước đông dân:
- Năm 2002 dân số nước ta là 79,7 triệu người, năm 2007 là 85,17 triệu người. Dân số nước ta đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á (Sau Inđônêxia và Philip pin), đứng thứ 8 của Châu Á (0,25đ)
- Về diện tích lãnh thổ nước ta đứng thứ 58 trên thế giới (chiếm khoảng 0,2% diện tích trên thế giới) nhưng dân số lại đứng thứ 14 trên tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện nay. (0,25đ)
b. Dân số nước ta liên tục tăng nhưng đang có xu hướng giảm về tỷ lệ gia tăng
* Dân số nước ta liên tục tăng, mức tăng tương đối nhanh (0,25đ)
- Năm 1960 dân số là 30,17 triệu người
- Năm 1979 dân số là 52,46 triệu người
- Năm 1989 dân số là 64,41 triệu người
- Năm 1999 dân số là 76,6 triệu người
- Năm 2000 dân số là 77,63 triệu người
- Năm 2007 dân số là 85,17 triệu người
Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng trên 1 triệu người (gần bằng dân số 1 tỉnh ở Tây Bắc).
* Tỷ lệ gia tăng dân số nước ta hiện nay đang có xu hướng giảm xuống. Hiện nay tỉ suất sinh tương đối thấp. (0,25đ)
Năm 1960 tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta là xấp xỉ 4%, đến năm 1979 tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm xuống còn 2,5%, năm 1989 là 2.1%, năm 1999 là 1.43% đến năm 2003 tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm xuống chỉ còn 1,3%.
Tỷ lệ gia tăng dân số của nước ta tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao vì vậy dân số hàng năm vẫn tăng nhanh.
2. Mật độ dân số cao ở Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội:
a. Thuận lợi: (0,5đ)
- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Người dân có trình độ thâm canh nông nghiệp lúa nước, giỏi nghề thủ công.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo tương đối cao. Đội ngũ tri thức và kĩ thuật, công nghệ đông đảo.
b. Khó khăn: (0,5đ)
- Dân số đông nên bình quân diện tích đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa) hiện ở mức thấp nhất trong cả nước (0,05 ha/người).
- Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn mức trung bình toàn quốc.
- Nhu cầu về việc làm, văn hóa, y tế, giáo dục ngày càng cao, đòi hỏi đầu tư lớn.
- Tạo sức ép dân số lên tài nguyên môi trường, sự phát triển KTXH, thu nhập bình quân đầu người/ tháng là 280,3 nghìn đồng (1999) thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (295 nghìn đồng)
c. Phương hướng: (0,5đ)
- Thực hiện tốt chính sách dân số KHHGĐ, giảm mức gia tăng dân số.
- Thực hiên chính sách di dân đi phát triển các vùng khác.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, đa dạng hóa cơ cấu kinh tế với việc đẩy mạnh công nghiệp, dịch vụ giảm sức ép dân số lên đất đai và tạo công ăn việc làm cho người dân lao động
Câu IV:
1. Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp không xử lí số liệu (Cột chồng + đường) (1,0đ)
- Cột chồng thể hiện diện tích trồng cây công nghiệp
- Đường biểu diễn thể hiện giá trị sản xuất
(Học sinh vẽ biểu đồ khác hoặc xử lý số liệu đều không cho điểm)
* Yêu cầu: vẽ bằng bút mực, vẽ chính xác số liệu, đúng khoảng cách năm, trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Ghi đủ các nội dung: số liệu, kí hiệu, chú giải, tên biểu đồ, năm, đơn vị. (Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm)
2. Nhận xét:
Nhìn chung ngành trồng cây công nghiệp luôn phát triển từ 2005 – 2012. Tổng diện tích từ 2005 – 2012 tăng 457 nghìn ha tăng gấp 1,18 lần, nhưng có sự tăng giảm khác nhau giữa cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm (0,5đ)
- Cây công nghiệp hàng năm từ năm 2005 – 2012 diện tích giảm 132 nghìn ha, giảm đi 1,18 lần.
- Cây công nghiệp lâu năm từ 2005 – 2012 diện tích tăng 589 nghìn ha, tăng gấp 1,36 lần.
Diện tích của cây công nghiệp lâu năm chiếm nhiều hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm. (0,25đ)
Giá trị sản xuất ngành trồng cây công nghiệp từ 2005 – 2012 tăng mạnh, tăng 37 nghìn tỉ đồng, tăng gấp 1,47 lần (0,25đ)
3. Giải thích:
Ngành trồng cây công nghiệp nước ta phát triển mạnh vì: (0,5đ)
- Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp: đất trồng (với nhiều loại đất feralit, tốt nhất là đất đỏ badan, đất xám phù sa cổ, đất phù sa), nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phù hợp với nhiều cây công nghiệp nhiệt đới, cây công nghiệp cận nhiệt đới.
- Lao động đông có nhiều kinh nghiệm trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.
- Chủ trương của nhà nước đẩy mạnh việc trồng cây công nghiệp (đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp).
- Thị trường tiêu thụ mở rộng trong nước và nhất là thị trường xuất khẩu.
Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ở nước ta tăng mạnh vì nhiều sản phẩm công nghiệp lâu năm của nước ta là mặt hàng xuất khẩu có giá trị (chè, cà phê, cao su...). (0,25đ)
Giá trị sản xuất tăng cao vì công nghiệp chế biến phát triển, chất lượng sản phẩm công nghiệp được nâng cao. (0,25đ)