14/01/2018, 14:13

Đề thi học kỳ I môn Ngữ Văn lớp 8 trường THCS Thanh Oai năm 2015 - 2016

Đề thi học kỳ I môn Ngữ Văn lớp 8 trường THCS Thanh Oai năm 2015 - 2016 Đề thi học kỳ I môn Ngữ Văn lớp 8 có đáp án Đề thi học kỳ I môn Ngữ Văn lớp 8 Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2015 - 2016 ...

Đề thi học kỳ I môn Ngữ Văn lớp 8 trường THCS Thanh Oai năm 2015 - 2016

Đề thi học kỳ I môn Ngữ Văn lớp 8 

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2015 - 2016 trường THCS Thanh Oai có đáp án là tài liệu tham khảo hay dành cho thầy cô và các bạn học sinh lớp 8. Đề thi có ma trận, giúp quý thầy cô có cơ sở ra đề thi, đề ôn tập. Các em học sinh có thể luyện tập nhằm củng cố kiến thức.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2014 - 2015 trường THCS Thị Trấn Trảng Bàng, Tây Ninh

Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 8 năm học 2013 - 2014 huyện Long Mỹ, Hậu Giang

Đề thi học kỳ I môn Sinh học lớp 8 huyện Thận Hưng năm 2015 - 2016

ĐỀ THI NGỮ VĂN 8
Thời gian: 120 phút

Câu 1: (4,0)

Trong bài thơ "Quê hương", Tế Hanh viết:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Tìm, nêu giá trị phép tu từ trong các câu thơ đó.

Câu 2: (6,0)

Đọc kỹ đoạn văn sau:

"Chao ôi! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ dể cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...".

Viết một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày hiểu biết của em về ý kiến được nêu trong đoạn văn trên.

Câu 3: (10)

Có ý kiến cho rằng: Đặc sắc trong phong cách thơ trữ tình Hồ Chí Minh là vừa có màu sắc cố điển vừa mang tinh thần thời đại. Bằng hiểu biết của mình về bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" và bài thơ " Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh, em hãy làm sáng tỏ lời nhận xét trên.

Đáp án đề thi học kỳ I môn Ngữ Văn lớp 8

Câu 1: (4,0đ)

Về nội dung:

Chỉ ra nghệ thuật so sánh: "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã". Tác dụng (0,5đ)

  • Diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi. (0,5đ)
  • Toát nên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng của con thuyền, đó cũng chính là khí thế lao động đầy hứng khởi, dạt dào sức sống của người dân làng chài. (0,5đ)

Chỉ ra nghệ thuật nhân hóa được thể hiện qua các từ ngữ: "im, mỏi, trở về, nằm, nghe". (0,5đ)

Tác dụng của biện pháp nhân hóa: 

  • Biến con thuyền vô tri, vô giác trở nên sống động, có hồn như con người. (0,5đ)
  • Các từ "im, mỏi, trở về, nằm" cho ta cảm nhận được giây phút nghỉ ngơi thư giãn của con thuyền, giống như con người, sau một chuyến ra khơi vất vả cực nhọc, trở về. (0,5đ)
  • Từ "nghe" gợi cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết chât muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào da thịt của mình; cũng giống như những con người từng trải, với con thuyền, vị muối càng ngấm vào nó thì nó như càng dày dạn lên. Hình ảnh con thuyền vất vả cực nhọc đống nhất với với cuộc sống người dân chài. (0,5đ)

Về hình thức: Có sự liên kết đối chiếu làm nổi bật sự khác nhau trong hình ảnh con thuyền ở mỗi khổ thơ. Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, không sai, mắc các lỗi câu. (0,5đ)

Câu 2: (6,0đ)

Về nội dung:

  • Giới thiệu khái quát vị trí của đoạn văn nằm ở cuối truyện "Lão Hạc". (0,25đ)
  • Lời nói đó là của ông giáo (thực chất là lời của Nam Cao) khi ông chứng kiến những khổ đau, bất hạnh cũng như vẻ đẹp của Lão Hạc. (0,5đ)
  • Đây là lời nói có tính triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao. (0,25đ)
  • Nam Cao muốn khẳng định một thái độ một các ứng xử mang tính nhân đạo, không nhìn những người xung quanh bằng cái nhìn phiến diện, bằng cặp mắt lạnh lùng, vô cảm mà nhìn nhận bằng sự thông cảm thấu hiểu, bằng lòng nhân ái của con người. (1,0đ)
  • Con người cần biết phát hiện, nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp, những điểu đáng quý ẩn sau mỗi con người. Đó là quan niệm đúng đắn khi đánh giá con người. (0,5đ)
  • Lấy dẫn chứng để phê phán một số quan điểm đánh giá con người bằng cái nhìn phiến diện, bằng cặp mặt lạnh lùng, vô cảm. (1,0đ)
  • Lấy dẫn chứng và nêu tác dụng của cách nhìn nhận con người bằng cái nhìn cảm thông, thấu hiểu, bằng lòng nhân ái của con người. (1,0đ)
  • Nêu bài học cho bản thân mình trong cách ứng xử. (0,5đ)

Về hình thức: Hình thức một bài văn: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển, không mắc các lỗi viết câu, dùng từ, chính tả) (1,0đ)

Câu 3: (10đ)

Yêu cầu về kỹ năng:

Viết một bài văn nghị luận về tác phẩm với những yêu cầu cụ thể sau:

  • Hình thức một bài văn: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sự phân tích, bình giá, cảm thụ về nội dung cảm xúc, các yếu tố nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh, thể thơ các thủ pháp tu từ...) trong hai bài thơ. (0,5đ)
  • Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển, không mắc các lỗi viết câu, dùng từ, chính tả) (0,5đ)

Yêu cầu về kiến thức

a. Giới thiệu vấn đề nghị luận (1,0đ)

  • Giới thiệu về tác giả Hồ chính Minh và hai bài thơ "Tức cảnh Pác Bó", "Ngắm trăng". 
  • Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận.

b. Chứng minh màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại ở hai bài thơ.

Bài Tức cảnh Pác Bó

Màu sắc cổ điển.

"Thú lâm tuyền"

  • Câu thơ đầu ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát nên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp, giọng điệu thật thoải mái, phơi phới cho ta thấy Bác sống thật ung dung hòa điệu với nhịp sống núi rừng. (0,5đ)
  • Câu thơ 2 tiếp tục mạch cảm xúc đó, có chút đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ đến mức dư thừa. (0,5đ)
  • Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thơ thứ hai nói về việc ăn, câu thơ thứ 3 nói về việc làm của Bác. Tất cả đều hòa hợp cùng thiên nhiên toát nên cảm giác thích thú, bằng lòng. (0,5đ)
  • Giọng điệu thoải mái pha chút đùa vui hóm hỉnh có phần khoa trương tạo cho nhân vật trữ tình mang dáng dấp một ẩn sĩ, một khách lâm tuyền thực thụ. (0,5đ)

Tinh thần thời đại.

  • Bác đến tìm đến thú lâm tuyền không giống với người xưa là để "lánh đục tìm trong" hay tự an ủi mình bằng lối sống" an bần lạc đạo" mà đến với thú lâm tuyền để "dịch sử Đảng" tức là làm cách mạng. Nhân vật trữ tình mang dáng vè một ẩn sĩ song thự chất vẫn là người chiến sĩ. (1,0đ)
  • Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được đặc tả bằng những nét đậm, khỏe đầy ấn tượng qua tử láy " chông chênh" và 3 chữ " dịch sử đảng" toàn vần trắc, toát nên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ. (1,0đ)
  • Niềm vui sống giữa thiên nhiên hòa quện trong niềm vui làm cách mạng. (0,5đ)

Bài "Ngắm trăng".

Màu sắc cổ điển.

  • Phân tích đề tài "Vọng nguyệt" và thi liệu cổ: "rượu, hoa, trăng" (0,75đ)
  • Phân tích dáng dấp thi nhân xưa của Bác qua: Cấu trúc đăng đối, nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối, nhất là chủ thể trữ tình yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ. (1,0đ)

Tình thần thời đại:

  • Phân tích hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù. (1,0đ)
  • Phân tích tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ. (0,75đ)
0