Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 Đề kiểm tra cuối học kì II môn Vật lý lớp 8 có đáp án Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 là đề kiểm tra cuối học kì II ...
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8
là đề kiểm tra cuối học kì II lớp 8 môn Vật lý có đáp án. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn tài liệu này giúp các bạn ôn thi học kì 2 môn Lý lớp 8 tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi của mình. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 8 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 8 trường PTDTBT THCS Tà Hộc, Mai Sơn năm 2015 - 2016
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO | ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: VẬT LÍ 8 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian chép đề) |
Câu 1 (4,0 điểm).
a) Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật. Hãy cho ví dụ minh họa cho mỗi cách.
b) Tại sao rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?
Câu 2 (2,0 điểm) Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 80N và đi được 4,5km trong 30 phút. Tính công và công suất của con ngựa.
Câu 3 (4,0 điểm) Người ta thả một quả cầu nhôm khối lượng 200g đã được nung nóng tới 100oC vào một cốc nước ở 20oC. Sau một thời gian, nhiệt độ của nước tăng đến 27oC.
a) Nhiệt độ của quả cầu nhôm ngay khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
b) Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.k
c) Tính khối lượng nước trong cốc. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.k
Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 8 trường THCS Hồng Dương, Hà Nội năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 phòng GD&ĐT Sơn Dương, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016
Câu 1:
a) Có hai cách làm biến đổi nhiệt năng của vật đó là:
Thực hiện công. (0,5đ)
- Ví dụ: Khi ta cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn thì miếng kim loại nóng lên, nhiệt năng của miếng kim loại đã thay đổi do có sự thực hiện công. (0,5đ)
Truyền nhiệt. (0,5đ)
- Ví dụ: Nhúng miếng kim loại vào nước sôi, miếng kim loại nóng lên. (0,5đ)
b) Thủy tinh dẫn nhiệt kém nên khi rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra làm cho cốc vỡ. (0,5đ)
Nếu cốc có thành mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vỡ. (0,5đ)
Muốn cốc khỏi vỡ, nên tráng cốc bằng một ít nước nóng trước khi rót nước sôi vào. (1,0đ)
Câu 2: Tóm tắt: (0,5đ)
Công của con ngựa khi kéo một cái xe đi được quãng đường 4,5km là
A = F.s = 80.4500 = 360 000 (J) (0,75đ)
Công suất của con ngựa là : P =A/t = 360000/1800 = 200 (W) (0,75đ)
Câu 3: Tóm tắt (0,5đ)
a) Nhiệt độ của miếng nhôm ngay khi có cân bằng nhiệt là 27oC. (1,0đ)
b) Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra.
Q1 = m1C1(t1 –t) = 0,2.880.(100 – 27) = 12848J (1,0đ)
c) Nhiệt lượng do nước thu vào để tăng nhiệt độ đến 27oC
Q2 = m2C2 (t-t2) = m2.4200.(27-20) = 29400m2
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
Q1 = Q2 => 12848= 29400m2 (0,75đ)
m2 = 12848/29400 = 0,44kg (0,75đ)
Vậy khối lượng của nước là 0,44kg.