14/01/2018, 16:16

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 trường THCS Thượng Thôn, Hà Quảng năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 trường THCS Thượng Thôn, Hà Quảng năm 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì II môn Vật lý lớp 6 có đáp án Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 là tài liệu luyện thi học kỳ 2 lớp ...

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 trường THCS Thượng Thôn, Hà Quảng năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 

là tài liệu luyện thi học kỳ 2 lớp 6 rất hiệu quả. Đây cũng là tài liệu tham khảo môn Vật lý giúp các bạn học sinh lớp 6 ôn tập lại kiến thức, nhằm học tập môn vật lý  tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi giữa kì, thi cuối kì. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 trường THCS Thượng Thôn, Hà Quảng năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Lộc Hạ, Nam Định năm 2014 - 2015

PHÒNG GD&ĐT HÀ QUẢNG
TRƯỜNG THCS THƯỢNG THÔN

ĐỀ THI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: VẬT LÝ. LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. (3 điểm) Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa vật lên cao, muốn lực kéo vật lên càng nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải thõa mãn điều kiện gì? Nêu các loại máy cơ đơn giản đã học?

Câu 2. (3 điểm)

a) Thế nào là sự nóng chảy? Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn?

b) So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn ,chất lỏng và chất khí?

Câu 3. (3 điểm)

a) Thế nào là sự bay hơi? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

b) Tại sao vào mùa nóng cây rụng lá ?Tại sao ở những vùng sa mạc lá cây thường có dạng hình gai?

Câu 4: (1 điểm) Tính ra oC và oF trong các nhiệt độ sau:

a. 37oC = ..... oF                                    b. 86oF = .... oC

Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

Câu 1:

Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa vật nặng lên cao muốn lục kéo vật lên càng nhỏ hơn trọng lượng của vật ta làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. (2,0đ)

Các máy cơ đơn giản gồm: Đòn bẩy, ròng rọc, mặt phẳng nghiêng (1,0đ)

Câu 2: 

a) Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. (1,0đ)

Đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn:

  • Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.
  • Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
  • Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

b) So sánh: Chất khí nở ra vì nhiệt nhiếu hơn chất lỏng.chất lỏng nở ta vì nhiệt nhiều hơn chất rắn (1,0đ)

Câu 3: 

a) Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. (1,0đ)

Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng (1,0đ)

b) Giải thích: Cây rụng lá vào mùa nắng để hạn chế sự bay hơi nước. (1,0đ)

Ở những vùng sa mạc lá cây thường có dạng hình gai để giảm diện tích thoát nước.

Câu 4:

a. 37oC = 0oC + 37oC (1,0đ)                                    b. 86oF = (86oF – 32oF) : 1,8 (1,0đ)
= 32oF + 37 . 1,8oF                                                   = 54oF : 1,8
= 32oF + 66,6oF                                                        = 98,6oF = 30oC

0