Đề thi học kì 2 môn Vật lý 10 (Cơ bản và nâng cao) năm 2013-2014 trường THPT Trường Chinh, Hồ Chí Minh
Đề thi học kì 2 môn Vật lý 10 (Cơ bản và nâng cao) năm 2013-2014 trường THPT Trường Chinh, Hồ Chí Minh Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý có đáp án Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Vật lý là đề kiểm tra cuối ...
Đề thi học kì 2 môn Vật lý 10 (Cơ bản và nâng cao) năm 2013-2014 trường THPT Trường Chinh, Hồ Chí Minh
Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Vật lý
là đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Vật lý với 40 câu trắc nghiệm có đáp án dành cho các bạn học sinh tham khảo, ôn tập tốt Vật lý 10 học kì 2. Mời các bạn tham khảo tài liệu.
Đề thi học kì 2 môn Vật Lý lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ năm học 2014-2015
Đề kiểm tra học kì II môn Toán khối 10 năm 2011 - Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam
Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 10 học kì 2
TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013-2014 Môn thi: Vật lí - khối 10 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) |
Họ và tên: ....................................................................... Lớp .............
Mã đề : 201
(Đề có 4 trang)
I. Phần chung: (Dùng chung cho tất cả các thí sinh)
Câu 1: Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng:
A. Động lượng có đơn vị là Kg.m/s2.
B. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
C. Vật có khối lượng và đang chuyển động thì có động lượng.
D. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?
A. J/s B. HP C. kW.h D. W
Câu 3: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi, khối lượng tăng gấp đôi thì:
A. động năng tăng gấp đôi. B. động năng tăng gấp 4
C. động năng tăng gấp 8 D. động năng tăng gấp 6
Câu 4: Một động cơ điện cung cấp công suất 15kW cho 1 cần cẩu nâng vật 1000kg chuyển động đều lên cao 30m. Lấy g = 10m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là:
A. 20s B. 5s C. 15s D. 10s
Câu 5: Chọn phát biểu sai khi nói về thế năng trọng trường:
A. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng mà vật có do nó được đặt tại một vị trí xác định trong trọng trường của Trái đất.
B.Thế năng trọng trường có đơn vị là N/m2.
C.Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgz
D. Khi tính thế nănng trọng tường, có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng.
Câu 6: Một khẩu súng có khối lượng 4kg (không kể khối lượng viên đạn) bắn ra viên đạn có khối lượng 50g theo phương ngang. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800m/s. Vận tốc giật lùi của súng (theo phương ngang) là:
A. 2m/s B. 6 m/s C. 10 m/s D. 12 m/s
Câu 7: Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Thế năng đàn hồi của lò xo khi giãn ra 5 cm so với trạng thái ban đầu là bao nhiêu?
A. 0,125 J B. 2,5 J C. 5 J D. 0,25 J
Câu 8: Một vật được ném thẳng lên cao. Nếu bỏ qua sức cản không khí thì đại lượng nào sau đây của vật không đổi khi vật đang chuyển động.
A. Thế năng B. Động năng C. Cơ năng D. Động lượng
Câu 9: Ở độ cao 5m so với mốc thế năng, ném một vật có m = 0,5kg với vận tốc 2m/s, lấy g=10m/s2. Cơ năng của vật sẽ bằng bao nhiêu?
A. 5J B. 26J C. 45J D. 25J
Câu 10: Một vật có khối lượng 500g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống mặt phẳng nằm ngang. Vật chuyển động trên mặt phẳng ngang 8m thì dừng lại, ma sát trên mặt phẳng nghiêng không đáng kể, ma sát trên mặt phẳng ngang là 0,1. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ cao h?
A. 1,2 m B. 1,6m. C. 0,8m D. 2m.
Câu 11: Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất . Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng?
A. 1 m B. 0,6 m C. 5 m D. 0,7 m
Câu 12: Chọn câu sai khi nói về cấu tạo chất:
A. Các phân tử luôn luôn chuyển động không ngừng
B. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao và ngược lại
C. Các phân tử luôn luôn đứng yên và chỉ chuyển động khi nhiệt độ của vật càng cao
D. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.
Câu 13: Một lượng khí có thể tích 10lít và áp suất 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 4atm thì thể tích của khí là:
A. 2,5 lít B. 5 lít C. 10 lít D. 25 lít
Câu 14: Chọn phát biểu đúng: Trong hệ toạ độ (p,V)
A. đường đẳng tích là đường thẳng nếu kéo dài thì đi qua góc toạ độ .
B. đường đẳng nhiệt là đường hypebol .
C. đường đẳng nhiệt là đường thẳng nếu kéo dài thì đi qua góc toạ độ .
D. đường đẳng tích là đường thẳng vuông góc với trục áp suất p.
Câu 15: Một bình kín chứa khí ở 300K và áp suất 2.105Pa, khi tăng nhiệt độ lên gấp đôi thì áp suất trong bình là
A. 105 Pa B. 2.105 Pa C. 3.105 Pa D. 4.105 Pa
Câu 16: Công thức V/T hằng số áp dụng cho quá trình biến đổi trạng thái nào của một khối khí xác định?
A. Quá trình bất kì B. Quá trình đẳng nhiệt
C .Quá trình đẳng tích D. Quá trình đẳng áp
Câu 17: Một lượng khí đựng trong một xilanh có pit-tông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là: 2atm, 15 lít, 300K. Khi pit-tông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 atm, thể tích giảm còn 12 lít. Xác định nhiệt độ của khí khi nén.
A. 420oC B. 693oC C. 147oC D. 300oC
Câu 18: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?
A. Hạt muối B. Viên kim cương C. Miếng thạch anh D. Cốc thủy tinh
Câu 19: Một thanh ray của đường sắt ở nhiệt độ 150C có độ dài là 12,5m. Nếu hai đầu các thanh ray khi đó chỉ đặt cách nhau 4,5mm, thì các thanh ray này có thể chịu được nhiệt độ lớn nhất bằng bao nhiêu để chúng không bị uốn cong do tác dụng nở vì nhiệt? cho biết hệ số nở dài của mỗi thanh ray là α = 12.10-6K-1
A. 50oC B. 30oC C. 45oC D. 100oC