Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2018 - THCS Mỹ Đức
Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 9 có đáp án chi tiết trường THCS Mỹ Đức, huyện An Lão năm học 2017 - 2018. Xem thêm: ...
Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 9 có đáp án chi tiết trường THCS Mỹ Đức, huyện An Lão năm học 2017 - 2018.
Xem thêm:
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn 2018 - THCS Mỹ Đức
I. PHẦN I: ĐỌC – HIỂU ( 4đ)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau :
“ Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai cũng phải thừa nhận ra rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.”
(Ngữ văn 9, tập II, NXBGD Việt Nam 2015)
Câu 1 (0,25đ). Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
Câu 2. (0,25đ). Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên là ai?
Câu 3. (0,25đ). Nêu xuất xứ văn bản chứa đoạn văn trên?
Câu 4 (0,25đ). Đoạn trích trên hướng đến đối tượng nào ?
Câu 5 (1,0đ).Theo tác giả hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị khi bước vào thế kỉ mới là gì? Tại sao ?
Câu 6: (0,5đ). Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau:
“Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.”
Câu 7:(1,5đ) Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng ½ trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề gợi ra từ đoạn trích trên.
II. PHẦN II: LÀM VĂN (6đ)
Cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn 2018 - THCS Mỹ Đức
I. PHẦN I: ĐỌC – HIỂU ( 4đ)
Câu |
Đáp án |
Thang điểm |
Câu 1 (0,25đ) |
. Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. |
0,25 |
Câu 2 (0,25đ) |
. Tác giả: Vũ Khoan. |
0,25 |
Câu 3 (0,25đ) |
. Xuất xứ: Bài viết đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001 và được in vào tập “Một góc nhìn của Trí thức”, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002. |
0,25 |
Câu 4 (0,25đ) |
-Hướng đến lớp trẻ- những người chủ nhân thực sự của đất nước thế kỉ mới. |
0,25 |
Câu 5 (1,0đ) |
-Theo tác giả, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. -Vì từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Và trong nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội. |
0,5 0,5 |
Câu 6 (0,5đ) |
Thành phần biệt lập : Có lẽ - Thành phần biệt lập tình thái |
0,5 |
Câu 7 (1,5đ) |
* Yêu cầu kĩ năng: - Đúng hình thức đoạn văn, vận dụng phương thức nghị luận, văn phong chôi trảy, không mắc lỗi dùng từ, viết câu, chính tả. * Yêu cầu kiến thức: Từ nội dung các câu văn, học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề gợi ra từ đoạn trích. Có thể là: - Bước sang thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất chính là con người. - Vì vậy, việc tu dưỡng của bản thân mỗi người, của thế hệ trẻ Việt Nam là vô cùng quan trọng: + Tu dưỡng về đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh… + Học tập rèn luyện để có kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu của thời kì hội nhập… + Giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của dân tộc… |
0,25
0,25
1,0
|
* II. PHẦN II: LÀM VĂN (6đ)
Tiêu chí |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
Kĩ năng |
- Viết đúng kiểu bài văn nghị luận văn học ( nghị luận về một đoạn thơ) - Bố cục rõ ràng, hợp lí, chặt chẽ - Văn viết mạch lạc, đúng văn phạm, không sai chính tả. - Lời văn sinh động, cảm xúc chân thành, sâu lắng… |
1,0 |
Kiến thức |
1. Mở bài - Thông tin về tác giả Thanh Hải, về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, đoạn trích thơ. - Nêu vấn đề nghị luận : Bức tranh thiên nhiên mùa xuân đất trời trong sáng, tươi đẹp, giàu sức sống . |
0, 5 |
2. Thân bài Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a. Vị trí của khổ thơ trong mạch cảm xúc của bài thơ. b. Phân tích, cảm nhận khổ thơ * Khái quát về bài thơ, khổ thơ: - Bài thơ được sáng tác tháng 11 năm 1980 trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt : nhà thơ đang nằm trên giường bệnh chưa đầy một tháng sau thì ông qua đời. - Khổ thơ nằm ở phần đầu của bài. Khổ thơ ca ngợi cảnh thiên nhiên tươi đẹp của xứ Huế mộng mơ, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của nhà thơ. * Phân tích, cảm nhận khổ thơ : - Bức tranh thiên nhiên xứ Huế tươi đẹp, tràn đầy sức sống + Bức tranh xuân của thiên nhiên đất trời được phác hoạ bằng những chi tiết tiêu biểu về hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Nhà thơ như vẽ ra một không gian cao rộng, dòng sông, bầu trời, mặt đất bao la...Ở đây, người đọc có cảm giác như Thanh Hải đã trở thành một người hoạ sĩ với bức tranh xuân được pha màu phối sắc rất tài tình....tràn trề một sức sống mãnh liệt của mùa xuân....Phân tích các từ : xanh, tím biếc, mọc để thấy được màu sắc, sức sống của mùa xuân. + Mùa xuân trong thơ Thanh Hải không chỉ có màu sắc mà còn có cả âm thanh. Âm thanh được gợi tả trong bài thơ là tiếng chim chiền chiện... Từ ơi, chi thể hiện sự ngạc nhiên, thú vị và tình cảm trìu mến của tác giả. - Niềm say sưa, ngây ngất, sự nâng niu trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời khi vào xuân : + Cảm xúc hân hoan, náo nức của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện qua một hình ảnh thơ rất độc đáo : «Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng » . Phân tích nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. -> Niềm say mê, ngây ngất của nhà thơ lúc vào xuân… Tư thế tôi đưa tay tôi hứng đầy nâng niu, trân trọng như ôm trọn vào lòng những giọt tinh tuý, đẹp đẽ của mùa xuân. c. Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật: - Thể thơ năm chữ gần với làn điệu dân ca miền Trung mang âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết. - Hình ảnh thơ đẹp, giàu ý nghĩa biểu tượng - Sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ : đảo ngữ, ẩn dụ… -> Đoạn thơ khắc hoạ bức tranh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, ý nghĩa… |
0.25
0.25
2,0
1.0
0.5
|
|
3. Kết bài - Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ. - Bài học liên hệ |
0,5
|
Theo TTHN