22/02/2018, 11:21

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án năm học 2015 – 2016

Thầy cô, phụ huynh và các em tham khảo dưới đây: Đề thi cuối năm môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2015 – 2016 của trường Tiểu Học Trung Hòa. Đề thi hay và có đáp án, thời gian làm bài 80 phút. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng Việt – Lớp 5 Năm học 2015 – 2016 ...

Thầy cô, phụ huynh và các em tham khảo dưới đây: Đề thi cuối năm môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2015 – 2016 của trường Tiểu Học Trung Hòa. Đề thi hay và có đáp án, thời gian làm bài 80 phút.

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM

MÔN: Tiếng Việt – Lớp 5

Năm học 2015 – 2016

Thời gian làm bài: 80 phút

I- Đọc thành tiếng (5điểm)

– Giáo viên cho HS gắp phiếu nhận bài đọc từ tuần 19 đến tuần 27 SGK Tiếng Việt 5 – Tập II, trả lời câu hỏi theo quy định.

II- Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)

Đọc thầm bài “Phong cảnh đền Hùng” (SGK Tiếng Việt 5, tập II, trang 68, 69). Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý đúng với mỗi câu sau:

1. Đền Hùng nằm trên ngọn núi nào?

A. Nghĩa Lĩnh.    B. Ba Vì.      C. Tam Đảo.

2. Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?

A. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

B. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.

C. Cả hai câu trên đều đúng.

3. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”

A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ.

B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

4. Các câu văn “Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” liên kết nhau bằng cách nào?

A. Bằng cách thay thế từ ngữ.

B. Bằng cách lặp từ ngữ.

C. Bằng cả hai cách trên.

5. Câu văn “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn” có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?

A. Nhân hóa.     B. So sánh.       C. Ẩn dụ.

6. Câu ghép “Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ,những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” có các vế câu nối với nhau bằng cách nào?

A. Bằng cách sử dụng quan hệ từ.

B. Bằng cách sử dụng cặp từ hô ứng.

C. Bằng cách nối trực tiếp, không cần từ nối.

7. Dòng nào dưới đây chứa các từ láy có trong bài văn?

A. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

B. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa.

C. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa, thăm thẳm.

8. Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có ý nghĩa như thế nào?

A. Ngăn cách thành phần chính trong câu.

B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.

C. Kết thúc câu.

9. Từ nào đây đồng nghĩa với từ vời vợi?

A. Vun vút        B. Vời vợi         C. Xa xa

10. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

A. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

B. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

C. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm) Nghe – viết: Bài Tranh làng Hồ (SGK Tiếng Việt 5 – Tập 2 – Trang 88) GV đọc cho HS viết đoạn Từ ngày còn ít tuổi… đến hóm hỉnh và tươi vui ………………………………………………………………………………………

II . Tập làm văn (5 điểm) Tả một cây cho bóng mát mà em thích.

………………………………………………………………………………………

Đáp án và hướng dẫn làm bài

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thầm: (5 điểm) Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi khoanh vào trước ý với mỗi câu đúng. Câu 1, 2, 3, 4, 6, 8, 9, 10 khoanh vào trước ý với câu trả lời đúng: mỗi bài được 0,5 điểm. Câu 5,7 khoanh vào trước ý trả lời đúng: Mỗi bài được 1 điểm.

Câu 1: A. Nghĩa Lĩnh.

Câu 2: C. Cả hai câu trên đều đúng.

Câu 3: C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4: B. Bằng cách lặp từ ngữ.

Câu 5: B. So sánh.

Câu 6: C. Bằng cách nối trực tiếp,không cần từ nối.

Câu 7: A. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

Câu 8: B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.

Câu 9: B. Vời vợi

Câu 10: C. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I/ Chính tả: (5 điểm) – Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn 5 điểm. – Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,.. bị trừ 1 điểm toàn bài. II- Tập làm văn (5đ)

Tả một cây cho bóng mát mà em thích

Tán lá bàng xanh che mát tuổi học trò. Hạt nắng ngẩn ngơ rơi trên đôi vai nhỏ. ” Ngày nào đến trường, em cũng cùng chúng bạn vui chơi dưới bóng mát của tán lá bàng. Cây bàng già trong sân trường đã trở thành người bạn thân thiết của đám trò nhỏ chúng em từ lúc nào không hay.

Nhìn từ xa, cây bàng đại thụ sừng sững như một chiếc ô xanh khổng lồ. Thân cây to, vòng tay em ôm không xuể. Cây được khoác trên mình một chiếc áo màu nâu đen, sần sùi, mốc thếch, sứt sẹo, dấu vết của những năm tháng dãi dầu mưa nắng. Gốc cây phình ra, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang bò. Cành bàng có hết tầng lá này đến tầng lá kia che kín không cho một tia nằng nào rọi được xuống sân trường để cho chúng em chơi đùa. Tới mùa xuân, chỉ một đêm, những chồi xanh li ti đã điểm kín tất cả những cành to, cành nhỏ. Mùa hè, những cái lá to của nó toàn một màu xanh ngắt, màu xanh mát mẻ biết bao nhiêu! Sang thu, lá của nó ngả thành màu hung hung vàng và bắt đầu rụng xuống. Cái màu hung hung vàng kì diệu không thể thấy ở bất cứ cây nào khác, càng nhìn càng đẹp. Đến mùa đông, cây bàng trụi lá chỉ còn trơ lại các cành khẳng khiu in trên nền trời  trong xanh. Hoa bàng nhỏ, trắng, xinh xinh. Quả bàng chín, màu vàng rực to bằng quả ổi, lấp ló sau những cái lá như chơi trốn tìm. Vào buổi bình minh, ông mặt trời nhô lên chiếu những tia nắng xen qua lá làm óng ánh những giọt sương mai. Từng đàn chim kéo nhau về nhảy nhót, hót líu lo. Vài con bướm đậu trên những cành hoa ngào ngạt hương thơm. Đêm về, từng con gió thổi làm lay động những chiếc lá, tạo nên một âm thanh êm dịu.

Em thích cây bàng lắm, vì bàng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm lá bàng rơi thật thích thú biết bao!

_______ HẾT ______

0