Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 trường Tiểu học Việt Hưng, Hưng Yên năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 trường Tiểu học Việt Hưng, Hưng Yên năm 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kì 2 môn Toán lớp 4 có đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 có đáp án Đề thi học kì 2 môn ...
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 trường Tiểu học Việt Hưng, Hưng Yên năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Việt Hưng, Hưng Yên năm học 2016 - 2017 có đáp án và bảng ma trận theo Thông tư 22 kèm theo giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức các dạng bài tập ôn thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao. Đồng thời đây là tài liệu chuẩn các mức độ đề thi giúp các thầy cô khi ra đề thi học kì 2 cho các em học sinh. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo, tài về bảng ma trận đầy đủ.
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 - 2017 theo Thông tư 22
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 - 2017 theo Thông tư 22 - Đề số 2
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 - 2017 theo Thông tư 22
PHÒNG GD&ĐT VĂN LÂM TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT HƯNG Họ và tên:................................................ Lớp: 4C |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2016 - 2017 MÔN: TIẾNG VIỆT |
A/ KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1) Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
2) Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)
Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi:
Ê-đi-xơn và bà mẹ
Hôm đó, Ê-đi-xơn vừa đi ra ga thì mẹ ở nhà đau bụng dữ dội. Bố bận đi làm. Khi chị Ta-ni-a về, mẹ thều thào bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ.
Bác sĩ đến khám bệnh và cho biết: bà đang đau ruột thừa, phải mổ ngay, chờ đến sáng thì muộn quá. Nhưng trời cứ tối dần, mà dưới ánh đèn dầu thì làm sao mổ được. Thấy bác sĩ lo lắng, Ê-đi-xơn hỏi ông:
- Thưa bác sĩ, nếu thắp tất cả đèn dầu lên để mổ thì có được không ạ?
- Không được vì không đủ ánh sáng, mổ như thế nguy hiểm lắm.
Ê-đi xơn ôm đầu suy nghĩ, niềm thương mẹ day dứt trong lòng. Đột nhiên, cậu bé nhìn thấy ánh đèn sáng chói phản chiếu từ mảnh sắt tây trên tủ. Một tia sáng lóe lên trong đầu cậu: "Sao không mượn tấm gương lớn ở hiệu tạp hóa về và cho phản chiếu thật nhiều ánh đèn cho sáng hơn?". Thế là cậu liền chạy ngay đi mượn tấm gương lớn. Lát sau, tất cả đèn dầu trong nhà được thắp sáng và đặt trước gương. Xong xuôi, cậu sang phòng bên, gặp bác sĩ và tự hào nói:
- Thưa bác sĩ, đã có đủ ánh sáng rồi ạ! Mời bác sang xem.
Bác sĩ sang phòng bên nhìn ánh đèn, nét mặt ông rạng rỡ hẳn lên:
- Cháu làm thế nào mà tài thế, hỡi cậu bé thông minh! Bác sẽ bắt đầu ngay!
Rạng sáng thì mổ xong. Bà mẹ thoát khỏi tay thần chết. Ê-đi-xơn cứu được mẹ nhờ sáng kiến của mình.
Theo cuốn Ê-đi-xơn - NXB Kim Đồng, 1977
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Câu chuyện có những nhân vật nào?
A. Ê-đi-xơn, bác sĩ, bố Ê-đi-xơn, mẹ Ê-đi-xơ.
B. Ê-đi-xơn, chị Ta-ni-a, bố Ê-đi-xơn, mẹ Ê-đi-xơn.
C. Ê-đi-xơn, chị Ta-ni-a, mẹ Ê-đi-xơn, bác sĩ.
D. Chị Ta-ni-a, bố Ê-đi-xơn, mẹ Ê-đi-xơn, bác sĩ.
Câu 2: Bà mẹ trong câu chuyện rơi vào tình trạng ra sao?
A. Đau bụng dữ dội, phải có bác sĩ đến khám.
B. Đau ruột thừa, phải mổ ngay mới cứu được.
C. Đau ruột thừa, phải đem đến bệnh viện chữa.
D. Đau bụng dữ dội, phải đem đến bệnh viện chữa.
Câu 3: Ê-đi-xơn đã nghĩ ra sáng kiến gì giúp bác sĩ cứu sống mẹ?
A. Tập trung tất cả đèn dầu trong nhà rồi thắp lên, đủ ánh sáng để mổ.
B. Mượn nhiều mảnh sắt tây chiếu ánh đèn, đủ ánh sáng để mổ.
C. Mượn tấm gương lớn phản chiếu nhiều ánh đèn, đủ ánh sáng để mổ.
D. Mượn tất cả đèn dầu ở viện rồi thắp lên, đủ ánh sáng để mổ.
Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm nổi bật của cậu bé Ê-đi-xơn?
A. Thông minh, có tình cảm thương mẹ sâu sắc.
B. Thương mẹ sâu sắc, không có ý thức trách nhiệm.
C. Thông minh, có tình cảm tốt đẹp với bác sĩ.
D. Thông minh, không có ý thức trách nhiệm với gia đình.
Câu 5: Nhờ đâu mà mẹ của Ê-đi-xơn thoát khỏi tay thần chết?
Viết câu trả lời của em:
Câu 6: Qua bài này em học tập Ê-đi-xơn điều gì?
Viết câu trả lời của em:
Câu 7: Câu: "Cháu làm thế nào mà tài thế, hỡi cậu bé thông minh!" thể hiện cảm xúc gì của bác sĩ?
A. Ngạc nhiên, sợ hãi. B. Ngạc nhiên, thán phục.
C. Ghê sợ, thán phục. D. Bực tức, ngạc nhiên.
Câu 8: Từ nào cùng nghĩa với từ thông minh?
A. Sáng dạ B. Ngu dốt
C. Dũng cảm D. Hoành tráng
Câu 9: Thêm trạng ngữ cho câu sau: Bố bận đi làm.
Viết lại câu đã thêm trạng ngữ:
Câu 10: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:
"Mẹ thều thào bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ."?
Chủ ngữ là:..............................................................................................
Vị ngữ là:................................................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1 - Chính tả (nghe - viết) (2 điểm) (15 phút)
Nghe - viết 1 đoạn trong bài Đường đi Sa Pa (từ Hôm sau ...đến đất nước ta.)
2 - Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)
Đề bài: Tả một con vật mà em thích.
Đáp án và thang điểm Môn Tiếng Việt cuối học kì II - Lớp 4
Năm học 2016 - 2017
A/ KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1) Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1điểm
- Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
* Tùy theo mức độ sai sót ở mỗi tiêu chí có thể cho: 1 – 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm
2) Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
C |
0,5 |
2 |
B |
0,5 |
3 |
C |
0,5 |
4 |
A |
0,5 |
5 |
Nhờ sáng kiến của Ê-đi-xơn |
1 |
6 |
Tùy câu trả lời của học sinh (Ví dụ: Yêu thương mẹ, có trách nhiệm với gia đình,....) |
1 |
7 |
B |
0,5 |
8 |
A |
0,5 |
9 |
Ví dụ: Hôm qua, bố bận đi làm. |
1 |
10 |
Chủ ngữ: Mẹ Vị ngữ: thều thảo bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ. |
0,5 0,5 |
B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
I/ Chính tả: Nghe – viết (2 điểm) – 15 phút:
Giáo viên đọc cho học sinh viết tựa bài Đường đi Sa Pa (từ Hôm sau ...đến đất nước ta.)
(Sách Tiếng Việt lớp 4 – Tập 2 – trang 102)
+ Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp (1điểm)
Tùy theo mức độ sai sót về chữ viết, kiểu chữ, trình bày có thể cho: 1-0,75-0,5-0,25 điểm.
+ Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
- Lưu ý: Mắc quá 5 lỗi: mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
II/Tập làm văn: (8 điểm) - 35 phút.
Có đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, có hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch. (8 điểm)
Mở bài: Giới thiệu được con vật theo yêu cầu của đề bài. 1 điểm
Thân bài:
- Tả bao quát về hình dáng con vật. 1,5 điểm
- Nêu được một số thói quen sinh hoạt và hoạt động của con vật đó. 1.5 điểm
- Biết sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa ngữ phù hợp. 1,5 điểm
Kết bài: Nêu được ích lợi của con vật, tình cảm của bản thân đối với con vật đó. 1 điểm
- Dùng từ, đặt câu, chữ viết, chính tả. 1 điểm
- Sáng tạo 0,5 điểm