14/01/2018, 16:10

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 phòng GD&ĐT quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 phòng GD&ĐT quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án kèm theo được VnDoc ...

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 phòng GD&ĐT quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9

 có đáp án kèm theo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 9 nhằm học tốt môn văn, ôn tập lại kiến thức và tự luyện tập nhằm đạt điểm cao trong các bài thi giữa kì, thi cuối kì, ôn thi vào lớp 10 môn văn. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Bình Châu, Bình Sơn năm 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 trường THCS Bình Châu, Bình Sơn năm 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Kiên Giang năm 2014 - 2015

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂY HỒ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: Ngữ Văn – LỚP 9
Năm: 2015 - 2016
Thời gian làm bài 90 phút

Phần I (5 điểm):

Không biết từ khi nào, mùa thu xuất hiện trong thơ ca với bao cảm xúc, để lại ấn tượng sâu đậm khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến. Trong tác phẩm của mình, một nhà thơ đã viết:

"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"

Câu 1. Hai câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Hãy chép các câu còn lại để hoàn thành khổ thơ có chứa hai câu thơ trên. (1.5 điểm)

Câu 2. Có ý kiến cho rằng: "Đối với mỗi nhà thơ, mỗi mùa thu là một niềm riêng, được cảm nhận bằng một cách riêng". Hình ảnh "đám mây mùa hạ" trong bài thơ trên được cảm nhận bằng một cách riêng và gửi gắm niềm riêng gì? (1 điểm)

Câu 3. Từ khổ thơ vừa chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trình bày cảm nhận của em về những biến chuyển trong không gian lúc giao mùa từ hạ sang thu. Trong đoạn có sử dụng một câu bị động và phép nối để liên kết câu. (Gạch chân, chú thích dưới câu bị động và từ ngữ dùng làm phép nối) (2,5 điểm)

Phần II (5 điểm):

Câu 1:

Trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi", nhà văn Lê Minh Khuê đã để cho nhân vật Phương Định kể về cuộc sống của cô và đồng đội:

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bon ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

(Trích Ngữ văn 9, tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 118)

Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn "Ngày nào ít: ba lần." thuộc kiểu câu gì? Nhận xét cách đặt câu trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của cách viết ấy trong việc thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu đoạn văn. (1 điểm)

Câu 2: Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Trong trái tim thế hệ trẻ một thời, "... những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ." (lời nhân vật Phương Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của nhà văn Lê Minh Khuê).

Hôm nay, trong trái tim em, ai là người đẹp nhất? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một bài văn nghị luận ngắn. (4 điểm)

Đề 2: Kể về bé Thu vào phút chia tay với ba nó trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà", người kể chuyện kể: ..."Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa"

Qua lời người kể chuyện em hiểu tâm trạng bé Thu lúc này là thế nào? Bằng chính trải nghiệm của mình, hãy viết một bài nghị luận ngắn bày tỏ suy nghĩ của em.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9

Phần I (5 điểm)

Câu 1:

  • Tác phẩm: Sang thu (0,5đ)
  • Tác giả: Hữu Thỉnh (0,5đ)
  • HS chép chính xác khổ thơ (Khổ 2) (0,5đ)

Câu 2: HS thấy nêu được 2 ý sau:

  • Đám mây mùa hạ đã được nhân hoá diễn tả dòng trôi của thời gian (0,5đ)
  • Đám mấy mùa hạ vắt nửa mình sang thu dường như cũng là tâm sự của chính nhà thơ trước dòng chảy của tháng năm. (0,5đ)

Câu 3: Học sinh dựa vào khổ thơ, hoàn thành một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để nêu cảm nhận về những biến chuyển của không gian lúc giao mùa từ hạ sang thu, trong đó có sử dụng một câu bị động và phép nối để liên kết câu (gạch dưới và chú thích).

Hình thức:

  • Đoạn văn đúng yêu cầu về cấu trúc (0,5đ)
  • Có câu bị động (Gạch dưới) (0,25đ)
  • Có câu sử dụng phép liên kết (Gạch dưới) (0,25đ)

Nội dung:

  • Bức tranh thiên nhiên giao mùa (0,5đ)
  • Miêu tả không gian nhưng gợi được thời gian (0,5đ)
  • Thể hiện kín đáo nỗi niềm riêng (0,5đ)

Phần II:

Câu 1: HS nêu được:

  • Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đã cho thuộc kiểu câu rút gọn. (0,5đ)
  • Cách đặt câu và tác dụng: câu văn ngắn, gần với khẩu ngữ, nhịp nhanh, tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. (0,5đ)

Câu 2: HS đảm bảo các yêu cầu sau:

Hình thức:

  • Đúng kết cấu của bài văn nghị luận (0,5đ)
  • Có độ dài ít nhất nửa trang giấy thi (0,5đ)

Nội dung:

  • Hiểu đúng yêu cầu của để (1,0đ)
  • Biết cách lập luận (1,0đ)
  • Văn viết chân thật, cảm xúc (1,0đ)

(Đề bài yêu cầu HS bày tỏ suy nghĩ, tình cảm chân thành về những con người các em cho là đẹp nhất nhưng là ở thời điểm hiện tại.

Lưu ý:

  • Đề 1: Là suy nghĩ về những con người đáng kính trọng hôm nay để hướng đến những điều tốt đẹp.
  • Đề 2; Là suy nghĩ về sự trải nghiệm của bàn thân để hướng đến những điều tốt đẹp.
  • Hai đề tuy cách hỏi khác nhau, nhưng đều có đích đến giống nhau. Hướng các em đến với những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tin tưởng để sống tốt, ân hận để sống đẹp hơn.
0