Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kỳ II môn Văn lớp 12 có đáp án Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 là đề kiểm tra học kì II môn ...
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12
là đề kiểm tra học kì II môn Văn lớp 12 có đáp án dành cho các bạn học sinh lớp 12 tham khảo chuẩn bị cho kì thi cuối năm sắp tới cũng như kì thi THPT Quốc gia môn Văn. Mời các bạn tải tài liệu về tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ——————
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỚP 12 MÔN: VĂN; NĂM HỌC 2015 -2016 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi gồm: 01 trang. ——————— |
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
"Ngày nay, Facebook trở thành một phần không thể thiếu của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất là các em dễ bị "nghiện" khi đắm chìm trong thế giới online vô cùng sinh động. Khi đó thay vì tập trung vào học tập, làm việc, học sinh bị Facebook làm chủ mình, lấn át cả chuyện học hành, lấn át cả thời gian giao tiếp với cha mẹ và người thân. Lúc đó, Facebook như một mê cung mà khi đã vào thì không còn biết lối ra. Một nguy cơ lớn không kém đó là bạn trẻ dễ bị lôi cuốn vào các giá trị ảo. "Tút" một tấm ảnh cho thật đẹp để thu hút người thích, chăm chút từng câu status (trạng thái) để thu hút người bình luận. Thật ra, những điều đó ít có giá trị trong đời sống thực, ít mang đến hiệu quả.
Bản chất của mạng Facebook không xấu nhưng với nhiều bạn trẻ chưa kiểm soát tốt bản thân, để giá trị ảo chi phối thì "nghiện Facebook" không chỉ làm mất thời gian mà còn tự gây cho mình nhiều mối nguy hiểm khó lường."
(Theo: dantri.com.vn/nhipsongtre)
- Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
- Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
- Đoạn văn bản trên đã đề cập đến những tác hại nào của mạng xã hội Facebook?
- Câu văn "Lúc đó Facebook như một mê cung mà khi đã vào rồi thì không còn biết lối ra" sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
- Tác giả của văn bản trên cho rằng: "Bản chất của mạng Facebook không xấu", vậy anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5- 7 câu) trình bày suy nghĩ của mình về việc sử dụng mạng xã hội Facebook sao cho hiệu quả.
PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Tnú trong truyện ngắn "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. (0.25)
2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: nghị luận. (0.25)
3. Những tác hại của mạng xã hội Facebook: (0.5)
- Facebook làm ảnh hưởng đến thời gian học tập.
- Facebook ảnh hưởng đến giao tiếp.
- Facebook cuốn các bạn trẻ vào thế giới ảo.
4. Câu văn "Lúc đó Facebook như một mê cung mà khi đã vào rồi thì không còn biết lối ra" sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để làm rõ tính chất phức tạp, khó định hướng của Facebook đối với giới trẻ. (0.5)
5. Việc sử dụng mạng xã hội Facebook sao cho hiệu quả: (1.5)
- Biến Facebook thành nơi học hỏi, trao đổi về kiến thức ở mọi lĩnh vực.
- Biến Facebook thành nơi chia sẻ thông điệp, trao đổi thông tin, tham vấn tâm lí...
PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm. (0.5)
2. Cảm nhận về nhân vật Tnú.
a. Cuộc đời, số phận Tnú. (1.0)
- Tnú mồ côi cha mẹ, lớn lên trong sự đùm bọc, cưu mang của dân làng.
- Tuổi thiếu niên trải qua những đòn roi tàn bạo của kẻ thù.
- Vợ và con Tnú bị giặc đánh chết, bản thân Tnú bị đốt hai bàn tay.
b. Vẻ đẹp tâm hồn Tnú
- Tnú là người có tính cách gan góc, dũng cảm, mưu trí. (1.0)
- Dù tuổi còn nhỏ nhưng Tnú rất dũng cảm vào rừng tiếp tế cho cán bộ cách mạng. Tnú mưu trí, "sáng lạ" khi đi rừng.
- Khi bị giặc bắt, tra tấn Tnú nhất định không khai, chỉ tay vào bụng dõng dạc nói: "cộng sản ở đây này".
- Học chữ thua Mai, Tnú lấy đá đập vào đầu để trừng trị tội hay quên chữ.
- Tnú là người có tính kỉ luật và tuyệt đối trung thành với cách mạng (1.0)
- Tham gia lực lượng, nhớ nhà, nhớ buôn làng nhưng chỉ khi cấp trên cho phép Tnú mới dám về thăm làng.
- Tnú tuyệt đối trung thành với cách mạng luôn nhớ lời cụ Mết: "Đảng còn núi nước này còn" nên dù bị tra tấn, bị đốt đôi bàn tay Tnú vẫn kiên cường phẩm chất của người cách mạng.
- Tnú là người sống có nghĩa tình (1.0)
- Tnú yêu thương, sống gắn bó máu thịt với con người Xô Man.
- Tnú hết mực yêu thương, có trách nhiệm với vợ con.
- Tnú có lòng căm thù giặc sâu sắc, mang trong mình mối thù của dân làng, gia đình và mối thù của bản thân. (0.5)
- Tnú còn biểu tượng cho sức sống bất diệt: dù bàn tay tàn tật Tnú vẫn cầm súng giết giặc, tham gia lực lượng. (0.5)
- Hình ảnh đôi bàn tay tiêu biểu cho tính cách và cuộc đời Tnú (0.5)
- Đôi bàn tay lành lặn biểu tượng cho tính cách gan góc, nghĩa tình.
- Đôi bàn tay bị thương tiêu biểu cho tội ác của kẻ thù và sức sống bất diệt của Tnú.
c. Nghệ thuật (0.5)
- Xây dựng nhân vật có tính sử thi vừa có cá tính sống động vừa có phẩm chất tiêu biểu.
- Nghệ thuật trần thuật: giọng kể, ngôn ngữ mang đậm chất Tây Nguyên...
3. Đánh giá chung (0.5)
Tnú là nhân vật tiêu biểu cho cuộc đời, số phận đầy đau thương, tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn và con đường đấu tranh cách mạng của dân làng Xô Man.