Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 phòng GD&ĐT Châu Thành, Bến Tre năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 phòng GD&ĐT Châu Thành, Bến Tre năm 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử lớp 8 có đáp án Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 là đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 ...
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 phòng GD&ĐT Châu Thành, Bến Tre năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8
là đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử có đáp án. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn tài liệu này giúp các bạn ôn thi học kì II môn Lịch sử lớp 8 tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi của mình. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 8 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 8 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học: 2015-2016
Môn thi: Lịch sử – Lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (2 điểm)
a/ Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam là gì?
b/ Vì sao Pháp lại chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên?
Câu 2: (3 điểm)
a/ Trình bày tình hình Việt Nam trước khi bị Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
b/ Vì sao quân triều đình đông mà vẫn không thắng được giặc.
c/ Quá trình đầu từng bước đến đầu hàng hoàn toàn trước nguy cơ đất nước bị Pháp chiếm lấy của Triếu đình Huế.
Câu 3: (3 điểm)
a/ Phong trào Cần Vương là gì? Phong trào ra đời như thế nào?
b/ Nguyên nhân làm cho khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ như thế nào?
c/ So sánh sự giống và khác nhau của Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 4: (2 điểm)
a/ Vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước?
b/ Hoàn cảnh Bác ra đi tìm đường cứu nước.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016
Câu 1:
a/ Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam là:
- Chủ nghĩa tư bản cần nguồn nguyên liệu thị trường.
- Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu.
- Lấy cớ bênh vực đạo Gia tô, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đến Việt Nam.
b/ Pháp xâm lược Đà Nẵng là:
- Đà Nẵng gần Huế, đánh nhanh sẽ nhanh chống kết thúc chiến tranh.
- Đà Nẵng có cảng biển sâu rộng, thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu.
- Đông dân, Thiên Chúa Giáo hoạt động nhiều.
- Hậu phương Quảng Nam vững chắc.
Câu 2:
a/ Tình hình Việt Nam:
- Pháp thiết lập bộ máy thống trị, tiến hành bóc lột nhân dân Nam kì, chuẩn bị đánh chiếm Bắc kì.
- Trong khi đó, triều đình vẫn thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời.
- Nhân dân nổi dậy đấu tranh khắp mọi nơi.
b/ Vì: quân triều đình đông nhưng vũ khí thô sơ, triều đình không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Vì vậy cuộc chiến đấu của Nguyễn Tri Phương chỉ huy không bảo vệ được thành, diễn ra đơn lẻ không có sự hỗ trợ của các nơi khác.
c/ Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn trước Pháp xâm lược:
Dựa vào các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:
- Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862
- Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874
- Hiệp ước Hắc-măng năm 1883
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt năm 1884
Là quá trình cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ nước ta
Các điều khoản, điều kiện ngày càng tăng nặng nề hơn tính chất thỏa hiệp ngày càng trầm trọng hơn.
Câu 3:
a/ Phong trào Cần Vương là phong trào dùng để kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân.
Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở. Ngày 13/7/1885, ông thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân sĩ phu yêu nước giúp vua đứng lên cứu nước. phong trào diễn ra sôi nổi từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX
b/ Nguyên nhân bùng nổ:
- Kinh tế sa sút, đời sống nhân dân đồng bằng Bắc Bộ vô cùng khó khăn, một số bộ phận tiêu tán lên Yên Thế, họ bắt đầu lập làng, tổ chức sản xuất.
- Pháp bình định họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
c/ So sánh:
Giống nhau: Tập hợp đông đảo nhân dân tham gia, nổ ra lẻ tẻ, thất bại, vũ khí thô sơ.
Khác nhau:
- Cần Vương: Lãnh đạo vua Hàm Nghi, văn thân sĩ phu, tồn tại 10 năm, phong trào nổ ra theo chiếu Cần Vương.
- Yên Thế: phong trào nông dân tự phát, lãnh đạo nông dân, thời gian tồn tại 30 năm.
Câu 4:
a/ Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước rơi vào tay Pháp, nhiều cuộc khỏi nghĩa nổ ra liên tiếp đều thất bại. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, sự thất bại của các phong trào, sự đàn áp bóc lột của Pháp đã thúc đẩy Bác ra đi tìm đường cứu nước.
b/ Hoàn cảnh: đất nước bị Pháp thống trị, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại.