Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa lớp 12 có đáp án Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 12 có đáp án gồm 30 câu hỏi ...
Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 12 có đáp án
gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm, được làm trong thời gian 45 phút. Đề thi có đáp án đi kèm, giúp các bạn thuận tiện trong việc tra cứu và ôn tập. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2016 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
Đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2016 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: HOÁ HỌC - LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề |
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Ca = 40; Al = 27; S = 32;
Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag = 108; Cs = 133; Li = 7.
ĐỀ THI GỒM 30 CÂU (TỪ CÂU 1 - 30) DÀNH CHO TẤT CẢ HỌC SINH
Câu 1: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là:
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 2: Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 151,5. B. 108,9. C. 97,5. D. 137,1.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan 10,72 gam X vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,248 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y có 12,35 gam MgCl2 và a gam CaCl2. Giá trị a là:
A. 33,05. B. 31,08. C. 21,78. D. 15,54.
Câu 4: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là:
A. quặng đolomit. B. quặng boxit. C. quặng pirit. D. quặng manhetit.
Câu 5: Cho 1,44g Mg tác dụng với 600ml dung dịch FeCl3 0,1M cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 2,24gam. B. 1,68gam. C. 3,36gam. D. 4,32gam.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 3,80 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp trong dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại kiềm đó là:
A. Rb và Cs. B. Li và Na. C. Na và K. D. K và Rb.
Câu 7: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của X là:
A. FeCl2. B. MgCl2. C. FeCl3. D. CrCl3.
Câu 8: Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng với kim loại nào dưới đây?
A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Ag.
Câu 9: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa:
A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeCl3. D. Fe(OH)3.
Câu 10: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử K (Z = 19) là:
A. 3d1. B. 2s1. C. 4s1. D. 3s1.
Câu 11: Cho 10,8 gam kim loại M phản ứng hoàn toàn với khí clo dư, thu được 53,4 gam muối. Kim loại M là:
A. Zn. B. Mg. C. Al. D. Fe.
Câu 12: Cho a mol Fe vào dung dịch chứa b mol AgNO3, a và b có giá trị như thế nào để thu được Fe(NO3)3 sau phản ứng?
A. a = 2b. B. 3a > b. C. b ≥ 3a. D. a < 2b.
Câu 13: Kim loại sắt không tan trong dung dịch:
A. H2SO4 loãng. B. HNO3 đặc, nóng.
C. H2SO4 đặc, nóng. D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 14: Để phân biệt dung dịch với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch:
A. HNO3. B. Na2CO3. C. NaNO3. D. KNO3.
Câu 15: Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có:
A. Al(OH)3. B. Al2O3. C. O2. D. Al.
Câu 16: Thổi khí NH3 đến dư vào các dung dịch AlCl3, FeCl2, FeCl3, CuCl2, MgCl2. Số kết tủa tạo thành là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
(Còn tiếp)
Đáp án đề kiểm tra học kỳ 2 môn Hóa lớp 12 có đáp án
1. B 2. A 3. D 4. B 5. B 6. B 7. A 8. D 9. B 10. C |
11. C 12. C 13. D 14. B 15. B 16. C 17. D 18. D 19. A 20. A |
21. C 22. A 23. A 24. D 25. A 26. A 27. D 28. A 29. C 30. C |