Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 trường PTDTBT THCS Trà Thọ, Tây Trà năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 trường PTDTBT THCS Trà Thọ, Tây Trà năm 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì II môn Địa lý lớp 6 có đáp án Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 là tài liệu luyện thi học kỳ 2 ...
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 trường PTDTBT THCS Trà Thọ, Tây Trà năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6
là tài liệu luyện thi học kỳ 2 lớp 6 rất hiệu quả. Đây cũng là tài liệu tham khảo môn Địa lý giúp các bạn học sinh lớp 6 ôn tập lại kiến thức, nhằm học tập môn Địa lý tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi giữa kì, thi cuối kì. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 trường THCS Thượng Thôn, Hà Quảng năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 trường THCS Thượng Thôn, Hà Quảng năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 trường THCS Phước Ninh, Nông Sơn năm 2015 - 2016
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN TÂY TRÀ TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ THỌ |
ĐỀ THI HỌC KỲ II- Năm: 2015-2016 MÔN: ĐỊA LÝ 6 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Câu 1 (3,0đ). Trình bày và cách phân loại khoáng sản mà em biết?
Câu 2 (2,0đ). Cho biết cấu tạo lớp vỏ khí? Đặc điểm, vai trò tầng đối lưu?
Câu 3 (2,0đ). Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?
Câu 4 (2,0đ). Vẽ hình Trái Đất thể hiện các đới khí hậu, tên các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất?
Câu 5 (1,0đ). Con người có vai trò như thế nào đôi với độ phì trong lớp đất?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6
Câu 1:
Cách phân loại khoáng sản dựa vào nguồn gôc phát sinh chia thành các mỏ nội sinh và ngoại sinh. (1,0đ)
Cách phân loại khoáng sản theo công dụng: (1,0đ)
- Khoáng sản năng lượng như: than, dầu khí,..
- Khoáng sản kim loại: thiếc, chì, kẽm, sắt,...
- Khoáng sản phi kim loại: đá vôi, cát,...
Cách phân loại khoáng sản gồm hai nhóm lớn: Khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại. (1,0đ)
Câu 2:
Cấu tạo lớp vỏ khí gồm: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển. (1,0đ)
Đặc điểm tầng đối lưu:
- Tập trung 90% không khí (0,25đ)
- Luôn có sự chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng (0,25đ)
- Nơi xảy ra các hiện tượng khí tượng (mưa, sấm, chớp...) (0,25đ)
- Nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao. (0,25đ)
Câu 3:
Mặt trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt độ cho Trái Đất. Khí các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. (1,0đ)
Mặt đất hấp thụ lượng của Mặt Trời, rồi bức xạ lại vào không khí. Lúc đó, không khí nóng lên. Vì vậy, bức xạ mặt trời mạnh nhất vào lúc 12 giờ giữa trưa, nhưng không khí trên mặt đất lại nóng nhất vào lúc 13 giờ. (1,0đ)
Câu 4:
Câu 5:
Con người có vai trò quan trọng đối với độ phì trong lớp đất. Con người có thể làm tăng độ phì cho đất bằng các biện pháp như: áp dụng chế độ canh tác hợp lí kết hợp với việc bón các loại phân vi sinh, cung cấp thêm các chất tạo mùn cho đất. (0,5đ)
Tuy nhiên, do chế độ canh tác không hợp lí, sử dụng không đi đôi với bảo vệ, bón các loại phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi... con người cũng làm suy giảm độ phì của đất. (0,5đ)