14/01/2018, 15:51

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 11 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 11 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015 Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lớp 11 có đáp án Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 11 là đề kiểm tra học kì ...

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 11 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 11

 là đề kiểm tra học kì II môn Địa lớp 11 có đáp án dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, ôn thi cuối năm hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ năm học 2014-2015

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015

Mời làm:  trực tuyến

SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

Họ tên thí sinh…………………………… 

SBD:……………..Lớp…………………..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2014 - 2015

MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI: 11

Ngày kiểm tra: 13/5/2015 Thời gian làm bài: 45 phút

Mã đề: 132, có 2 trang và 14 câu (12 TN + 2 TL)

I. TRẮC NGHIỆM (12 câu; 0,25 điểm/câu)

Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1: Câu nào sau đây chính xác về đặc điểm dân cư Nhật Bản?

A. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng ít.

B. Tốc độ gia tăng dân số hàng năm cao và đang giảm dần.

C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở mức 1% vào năm 2005.

D. Nhật Bản là nước đông dân, phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.

Câu 2: Ngành xương sống của nền kinh tế Liên bang Nga là:

A. Dịch vụ.                    B. Nông nghiệp.

C. Công nghiệp.             D. Công nghiệp và dịch vụ.

Câu 3: Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng:

A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

B. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III.

C. Giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và III.

D. Giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II.

Câu 4: Đảo có diện tích lớn nhất Nhật Bản là:

A. Xi-cô-cư.              B. Kiu-xiu.              C. Hôn-xu.                D. Hô-cai-đô.

Câu 5: Đường kinh tuyến được coi như ranh giới phân chia hai miền tự nhiên (miền Đông và miền Tây) của Trung Quốc là:

A. Kinh tuyến 1050Đ.        B. Kinh tuyến 1100Đ.      C. Kinh tuyến 1000Đ.          D. Kinh tuyến 950Đ.

Câu 6: Đông Nam Á tiếp giáp với những đại dương nào?

A. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.                B. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.              D. Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương.

Câu 7: Ngành công nghiệp nào sau đây của Liên bang Nga được xác định là ngành mũi nhọn, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước?

A. Hóa chất.            B. Luyện kim màu.             C. Dầu khí.                D. Hàng không.

Câu 8: Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất của Liên bang Nga là:

A. Vùng U-ran.                         B. Vùng Trung tâm đất đen.

C. Vùng Viễn Đông.                  D. Vùng Trung ương.

Câu 9: Trung Quốc và Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác theo phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" từ năm:

A. 1975.                  B. 1999.                  C. 1978.                  D. 2001.

Câu 10: Nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm dân cư của Trung Quốc?

A. Là nước đa dân tộc với hơn 50 dân tộc khác nhau.

B. Là nước đông dân nhất thế giới.

C. Phân bố dân cư khồng đồng đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông.

D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ngày càng tăng.

Câu 11: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là:

A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục.

B. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, phát triển.

D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ.

Câu 12: Ven biển phía Đông của Trung Quốc có hai đặc khu hành chính là:

A. Đài Loan, Quảng Đông.                  B. Hồng Kông, Ma Cao.

C. Hồng Kông, Thượng Hải.               D. Thượng Hải, Bắc Kinh.

II.TỰ LUẬN

Câu 1: (4 điểm)

Trình bày đặc điểm dân cư và xã hội của khu vực Đông Nam Á. Đặc điểm dân cư, xã hội đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực?

Câu 2: (3 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ 2014

(Đơn vị: tỷ USD)

Năm

2010

2014

Xuất khẩu

71,6

150

Nhập khẩu

84

148

(Nguồn: http://www.chinhphu.vn)

a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu nước ta năm 2010 và 2014.

b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 11

I. Phần trắc nghiệm

Đáp án mã đề 132

1. D     2. C     3. A     4. C     5. A      6. A     7. C     8. D      9. B     10. D     11. B      12. B

II. Phần tự luận

Câu 1: (4 điểm) 

  • Đặc điểm dân cư, xã hội:
    • Dân cư
      • Dân số đông, gia tăng tương đối nhanh, dân số trẻ.
      • Lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ còn hạn chế.
      • Mật độ dân số cao, phân bố không đồng đều.
    • Xã hội
      • Khu vực đa dân tộc, đa tôn giáo.
      • Nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.
      • Khu vực có nhiều nét tương đồng trong sinh hoạt văn hoá.
  • Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trong khu vực:
    • Dân cư:
      • Thuận lợi: lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu hút vốn đầu tư nước ngoài,...
      • Khó khăn: chất lượng lao động còn hạn chế, khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và sử dụng lao đông (do phân bố dân cư không đồng đều), dân số đông khi kinh tế chưa phát triển sẽ ảnh hưởng đến việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống,...
    • Xã hội:
      • Thuận lợi: Phát triển du lịch, tạo điều kiện tốt để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.
      • Khó khăn: quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.

Câu 2: (3 điểm) 

* Xử lí số liệu:

Cơ cấu xuất, nhập khẩu nước ta năm 2010 và 2014

(Đơn vị: %)

Năm

2010

2014

Xuất khẩu

46

50,3

Nhập khẩu

54

49,7

* Vẽ biểu đồ tròn (không chấp nhận các loại biểu đồ khác).

  • Yêu cầu: đầy đủ các bước, chính xác, mỹ thuật.
  • Không có tên biểu đồ, chú giải,...mỗi lỗi sai trừ 0,5 điểm

* Nhận xét:

  • Từ năm 2010 - 2014, cơ cấu xuất, nhập khẩu nước ta có sự thay đổi: tỉ trọng xuất khẩu tăng, tỉ trọng nhập khẩu giảm (dẫn chứng)
  • Nước ta chuyển từ nước nhập siêu (2010) sang xuất siêu (2014). (dẫn chứng)
0