Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Lý năm 2015 - THCS Khánh Thạnh Tân
có đáp án chi tiết, các em theo dõi bên dưới: ...
có đáp án chi tiết, các em theo dõi bên dưới:
A. Phần trắc nghiệm khách quan: (6đ)
I. Chọn câu đúng nhất bằng cách khoanh tròn chữ cái A, B, C… ở đầu mỗi câu: (4đ)
1. Dùng mảnh vải khô để cọ xát thì có thể làm cho vật nào dưới đây nhiễm điện?
A. Một ống bằng gỗ. B. Một ống bằng nhựa
C. Một ống bằng giấy. D. Một ống bằng thép.
2. Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim này có thể hút được các vụn giấy. Vì sao?
A. Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt. B. Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
C. Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm. D. Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên.
3. Hai quả cầu bằng nhựa, có cùng kích thước, nhiễm điện cùng loại . Giữa chúng có lực tác dung như thế nào trong các khả năng sau đây?
A. Hút nhau. B. Đẩy nhau.
C. Có lúc hút có lúc đẩy nhau. D. Không có lực tác dụng.
4. Đang có dòng điện trong vật nào dưới đây?
A. Một mảnh ni lông đã được cọ xát.
B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn.
C. Đồng hồ dùng pin đang chạy.
D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất kì một thiết bị nào.
5. Vật liệu nào dưới đây là vật liệu cách điện?
A. Một đoạn ruột bút chì. B. Một đoạn dây thép.
C. Một đoạn dây nhựa. D. Một đoạn dây nhôm.
6. Dòng điện trong kim loại là gì?
A. Là dòng chất điện tương tự như chất lỏng dịch chuyển có hướng.
B. Là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
C. Là dòng các hạt nhân nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng.
D. Là dòng các nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng.
7. Êlectrôn tự do có trong vật nào sau đây?
A. mảnh ni lông B. mảnh nhôm.
C. mảnh giấy khô. D. mảnh nhựa
8. Trong các chất sau đây chất nào là chất cách điện?
A. Than chì. B. Nhựa.
C. Sắt. D. Nhôm.
9. Chiều dòng điện chạy trong mạch kín được qui ước như thế nào?
A. là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các dụng cụ điện đến cực dương của nguồn điện.
B. là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện đến cực âm của nguồn điện.
C. là chiều dịch chuyển của các điện tích âm trong mạch.
D. là chiều dịch chuyển của các điện tích âm trong mạch.
10. Hoạt động của dụng cụ nào dưới dây dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Điện thoại di động. B. Rađio ( Máy thu thanh).
C. Tivi ( máy thu hình) D. Nồi cơm điện.
11. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ rằng dòng điện đi qua của chất khí?
A. Bóng đèn dây tóc. B. Bàn là.
C. Cầu chì. D. Bóng đèn của bút thử điện.
12. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua các bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường?
A. Ruột ấm điện. B. Công tắc
C. Dây dẫn điện của mạch điện gia đình. D. Đèn báo của ti vi.
13. Dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng?
A Bóng đèn bút thử điện. B. Bóng đèn dây tóc.
C. Đèn LED. D. Ấm điện đang đun nước.
14. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây có thể hút:
A. Các vụn nhôm. B. Các vụn đồng.
C. Các vụn sắt. D. Các vụn giấy viết.
15. Cần cẩu dùng nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng từ.
C. Tác dụng hóa học. D. Tác dụng phát sáng.
16. Tác dụng hóa học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat biểu hiện là:
A. làm cho dung dịch này nóng lên.
B. làm cho dung dịch này bay hơi nhanh hơn.
C. làm đổi màu hai thỏi than nối với hai cực của nguồn điện nhúng trong dung dịch này.
D. làm đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện nhúng trong dung dịch này.
II. Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: (2đ)
17. Các vật mang điện tích(1) ...........................thì đẩy nhau, mang điện tích(2).............................. thì hút nhau
18. Nguyên tử gồm (3)................................. mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích (4)……….....……chuyển động quanh hạt nhân.
19. Chiều qui ước của dòng điện là chiều từ (5)…..……………….qua dây dẫn và các thiết bị điện tới (6)………………………của nguồn điện.
20. Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc đèn nóng tới (7)……..…..……………….và (8) ……..…………....
B. Phần tự luận: ( 4đ)
21. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Nguồn điện, công tắc hở với 2 bóng đèn mắc nối tiếp. ( 1 đ).
22. Cọ xát mảnh ni lông bằng một miếng len, biết mảnh ni lông nhiễm điện âm. Khi đó vật nào nhận thêm êlectrôn? Vật nào mất bớt êlectrôn? (1đ)
23. Hãy cho biết: ( 1đ)
a/ 2,5 A = ………mA
1350 mA = ………A
b/ 1,5 KV = ………..V
1500 mV = ………..V
24. Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn hiệu điện thế 3V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, Khi đặt vào hai đầu đèn hiệu điện thế 5V thì dòng điện qua đèn có cường độ I2.
a) So sánh I1 và I2. ( 0, 5đ).
b) Phải đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là bao nhiêu để dèn sáng bình thường?( 0,5đ)
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Lý năm 2015 - THCS Khánh Thạnh Tân
A. Trắc nghiệm khách quan: (6đ)
I. Chọn câu đúng nhất (mỗi câu 0,25đ)
1B |
2B |
3B |
4C |
5C |
6B |
7B |
8B |
9B |
10D |
11D |
12D |
13B |
14C |
15B |
16D |
II. Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống ( mỗi từ đúng 0,25 đ)
17 (1)cùng loại, (2)khác loại.
18 (3)hạt nhân, (4)âm,
19 (5)cực dương, (6)cực âm,
20 (7)nhiệt độ cao, (8)phát sáng.
B. Tự luận (4đ)
21. - Vẽ đúng sơ đồ ( 1đ).
22. – Mảnh ni lông nhận thêm êlectrôn (0,5đ), miếng len mất êlectrôn ( 0,5đ)
23. a/ 2,5A = 2500 mA (0,25đ)
1350 mA = 1,35A (0,25đ)
b/ 1,5 KV = 1500 V (0,25đ)
1500 mV = 1,5 V (0,25đ)
24. - I1nhỏ hơn I2 Hoặc I2lớn hơn I1 ( 0,5đ)
- Phải đặt vào hai đầu đèn hiệu điện thế 6V để đèn sáng bình thường ( 0,5đ)
zaidap.com