01/05/2018, 22:55

Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Hóa 2015 – Sở GD Đà Nẵng

các em theo dõi chi tiết bên dưới: ...

các em theo dõi chi tiết bên dưới:

Xem thêm:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2014-2015

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 12

Thời gian: 45 phút, không kể thời gian phát đề

 Cho H = 1; N = 14; O =16; Na = 23; Al = 27; Ca = 40; Cu = 64; Cl = 35,5; Fe = 56; Mg = 24; Zn = 65; C = 12; Ag = 108; Pb = 207; Ba = 137; Br = 80; S = 32; Cr = 52).

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (20 câu - 6 điểm)

Câu 1: Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có

A. Al.                            B. Al(OH)3.                  C. Al2O3*                     D. O2.

Câu 2: Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch AgNO3?

A. Cu.                           B. Al2O3.                       C. FeO.                         D. Fe(NO3)2.*

Câu 3: Để phân biệt dung dịch BaCl2 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch

A. HNO3.                      B. Na2CO3.*                 C. NaNO3.                    D. KNO3.

Câu 4: Chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính?

A. Cr(OH)3.                  B. CrO3.*                      C. Al2O3.                      D. Al(OH)3.

Câu 5: Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 0,3 mol Fe(NO3)3. Lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:

A. 96,0 gam.                 B. 24,0 gam.*               C. 32,1 gam.                 D. 48,0 gam.

Câu 6: Một mẫu kim loại Ag có lẫn Cu, Fe. Để loại bỏ tạp chất của mẫu Ag trên người ta dung dịch nào sau đây?

A. FeCl3.*                     B. HNO3.                      C. HCl.                         D. CuCl2.

Câu 7: Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun sôi nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. Giấm ăn.*                B. Nước vôi.                 C. Cồn 700.                   D. Muối ăn.

Câu 8: Trong 4 chất rắn: Al, Al2O3, Al(OH)3, AlCl3; số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 3.                              B. 1.                              C. 4.*                            D. 2.

Câu 9: Sục 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Kết thúc phản ứng khối lượng kết tủa thu được là

A. 15 gam.                    B. 25 gam.                    C. 20 gam.*                  D. 30 gam.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

B. Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm.

C. Nhôm có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ trong cùng chu kì.

D. Nhôm phản ứng được với H2SO4 đặc nguội.*

Câu 11: Cho Fe dư vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là

A. 16,8 gam.*               B. 5,6 gam.                   C. 25,2 gam.                 D. 11,2 gam.

Câu 12: Trong công nghiệp, quặng boxit dùng để điều chế kim loại nào sau đây?

A. Ba.                           B. Cu.                           C. Al.*                          D. Mg.

Câu 13: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Ba và 0,3 mol Al vào nước dư. Thể tích H2 thu được (ở đktc) là

A. 4,48 lít.                     B. 2,24 lít.                     C. 6,72 lít.                     D. 8,96 lít.*

Câu 14: Trong công nghiệp sản suất gang, chất nào sau đây dùng để khử oxit ở nhiệt độ cao?

A. H2.                            B. Al.                            C. CO.*                        D. Na.

Câu 15: Oxit nào sau đây bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng?

A. CuO.                        B. MgO.                        C. Al2O3.                      D. Fe3O4.*

Câu 16: Kim loại sắt tác dụng với chất nào sau đây tạo ra muối sắt (II)?

A. H2SO4 đặc nóng, dư.                                     B. CuSO4.*

C. MgSO4.                                                          D. HNO3 đặc, nóng, dư.

Câu 17: Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm kim loại kiềm thổ?

A. Nhôm.                      B. Magie.*                    C. Natri.                        D. Kali.

Câu 18: Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. Cr(OH)2 + 2NaOH --> Na2CrO2 + 2H2O (hay Na2[Cr(OH)4]*

B. 2Cr + 3Cl2 --> 2CrCl3

C. 2Cr + 3S --> Cr2S3

D. 2Cr(OH)3 + 3H2SO4 --> Cr2(SO4)3 + 6H2O

Câu 19: Đốt cháy bột crom trong oxi dư thu được 2,28 gam một oxit duy nhất. Khối lượng crom bị đốt cháy là

A. 0,78 gam.                 B. 1,19 gam.                 C. 1,74 gam.                 D. 1,56 gam.*

Câu 20: Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe2O3 hòa tan hết trong dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1:1. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 có trong hỗn hợp là

A. 50%.*                       B. 40%.                         C. 60%.                         D. 70%.

II. PHẦN RIÊNG (10 câu - 4,0 điểm) Học sinh chỉ làm một trong hai phần (phần A hoặc B)

A. Theo chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 21 đến câu 30)

Câu 21: Có các kim loại sau: Ni, Zn, Sn, Cu. Trong thực tế kim loại nào được dùng để bảo vệ điện hóa vỏ tàu biển?

A. Zn.*                         B. Sn.                            C. Cu.                           D. Ni.

Câu 22: Cho 20 gam hỗn hợp Mg và BaO tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,808 lít khí H2 (ở đktc). Thành phần % khối lượng của BaO có trong hỗn hợp là

A. 89,8%.                      B. 36,2%.                      C. 20,4%.                      D. 79,6%.*

Câu 23: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan có trong dung dịch X là

A. Fe(NO3)3.                 B. CuSO4.                     C. AlCl3.*                     D. Ca(HCO3)2.

Câu 24: Hòa tan 27,2 gam hỗn hợp Fe và FeO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau đó làm bay hơi dung dịch người ta thu được 111,2 gam chất rắn FeSO4.7H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là

A. 20,6%.*                    B. 25%.                         C. 60%.                         D. 50%.

Câu 25: Nhúng thanh sắt có khối lượng 56 gam vào 200 ml dung dịch CuSO4. Khi phản ứng xong lấy thanh sắt đem cân thấy nặng 56,4 gam. Nồng độ mol/l dung dịch CuSO4 đã dùng là

A. 0,5 M.                      B. 0,25 M.*                   C. 0,75 M.                    D. 1,0 M.

Câu 26: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Al(OH)3 tan được trong dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

B. Al2O3 là hợp chất bền bởi nhiệt.

C. Al3+  bị khử bởi Zn.*

D. Al khử được Cu2+.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. NaOH dùng để nấu xà phòng.

B. Na2CO3 dùng trong công nghiệp nấu thủy tinh, phẩm nhuộm.

C. CaCO3 dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gẫy xương.*

D. NaHCO3 dùng trong công nghiệm thực phẩm.

Câu 28: Dung dịch NaOH có thể tác dụng với tất cả các chất nào sau đây?

A. Al, HCl, CaCO3.                                           B. FeCl3, HCl, Ca(OH)2.      

C. FeCl2, Al(OH)3, HCl.*                                  D. CuSO4, Ba(OH)2, H2SO4.

Câu 29: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, Fe, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được là

A. 28 gam.                    B. 26 gam.*                  C. 24 gam.                    D. 22 gam.

Câu 30: Cho dung dịch NaOH  (dư) vào dung dịch chứa hỗn hợp MgCl2 và AlCl3, thu được kết tủa X. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Chất rắn Y là

A. Cr2O3.                      B. CrO.                         C. MgO và Cr2O3.        D. MgO.*

B. Theo chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 31 đến câu 40)

Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Vật làm bằng nhôm có thể hòa toan trong nước ở nhiệt độ cao.*

B. Nhôm tan được trong dung dịch axit mạnh và ba zơ mạnh.

C. Al(OH)3 là hợp chất không bền bởi nhiệt.

D. Nhôm oxit là hợp chất bền bởi nhiệt.

Câu 32: Một hợp kim của Fe với cacbon trong đó có từ 0,01 - 2% khối lượng cacbon, có ít Si, Mn và rất ít S, P. Hợp kim đó là:

A. gang trắng.               B. gang xám.                 C. thép thường.*          D. thép đặc biệt.

Câu 33: Thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở điều kiện tiêu chuẩn) thu được khi hòa tan hoàn toàn 19,2 gam Cu trong dung dịch HNO3

A. 6,72 lít.                     B. 8,96 lít.                     C. 2,24 lít.                     D. 4,48 lít.*

Câu 34: Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng?

A. Dung dịch H2SO4 hòa tan Fe(OH)3.

B. Cho bột Fe vào dung dịch NaOH thấy có khí thoát ra.*

C. Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thấy xuất hiện kết tủa đỏ nâu.

D. Thêm Cu vào dung dịch Fe(NO3)3 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng nâu sang màu xanh.

Câu 35: Đốt cháy a gam hỗn hợp 3 kim loại Sn, Zn, Pb thu được 43,9 gam hỗn hợp chất rắn X chỉ chứa các oxit kim loại. Để hòa tan hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,6 mol HCl. Giá trị của a là

A. 34,3.                         B. 39,1.*                       C. 24,7.                         D. 21,7.

Câu 36: Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. CuO + H2O --> Cu(OH)2.                       B. Cu(OH)2 + 4NH3 --> Cu[NH3](OH)2.*

C. 2CuO + O2 --> CuO.                              D. CuO + Cu --> Cu2O.

Câu 37: Cấu hình electron của ion Cu2+

A. [Ar]3d10.                  B. [Ar]3d74s2.               C. [Ar]3d9.*                  D. [Ar]3d84s1

Câu 38: Cho a gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư, thấy có 1 mol axit phản ứng và còn lại 0,256a gam chất rắn không tan. Mặt khác, khử hoàn toàn a gam hỗn hợp X bằng CO dư thu được 42 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Cu có trong X là

A. 25,6%.                      B. 44,8%.*                    C. 32,0%.                      D. 50%.

Câu 39: Trong trường hợp nào sau đây không có sự đổi màu xảy ra?

A. Cho dung dịch KOH vào dung dịch K2Cr2O7.

B. Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4 và K2Cr2O7.

C. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2CrO4.

D. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2Cr2O7.*

Câu 40: Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt 2 khí SO2 và CO2?

A. Nước brom.*           B. Ca(OH)2.                  C. NaOH.                     D. HCl.

zaidap.com

0