Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 Phòng GD&ĐT Ninh Hòa, Khánh Hòa năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 Phòng GD&ĐT Ninh Hòa, Khánh Hòa năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra hết học kì 1 môn Vật lí lớp 7 có đáp án Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 . Đây là tài liệu tham ...
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 Phòng GD&ĐT Ninh Hòa, Khánh Hòa năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7
. Đây là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh nhằm phục vụ quá trình ôn tập lại kiến thức học kì 1 môn Vật lý. Tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh nâng cao kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý nhất để đạt được kết quả cao. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 trường THCS Nguyễn Thành Hãn, Quảng Nam năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 Phòng GD&ĐT Bù Đăng, Bình Phước năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 trường THCS Kỳ Thượng, Quảng Ninh năm học 2016 - 2017
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ NINH HÒA |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: VẬT LÝ LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Không tính thời gian phát đề) |
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
b) Trong những vật sau: Mặt trời, mặt trăng, tờ giấy trắng, cái bảng trắng, con đom đóm đang phát sáng, ngọn nến đang cháy, gương phản chiếu ánh sáng mặt trời, cây sắt nung đỏ. Vật nào là nguồn sáng?
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Trong giờ học vật lý, bạn Phú lần lượt đặt cây bút chì sát trước hai chiếc gương.
- Nhìn vào gương 1, thấy ảnh của cây bút chì nhỏ hơn vật.
- Nhìn vào gương 2, thấy ảnh của cây bút chì lớn hơn vật.
Em hãy xác định tên hai loại gương đó.
b) Nếu bạn Phú đặt cây bút chì trước gương phẳng, thì bạn ấy phải đặt như thế nào để:
- Ảnh của cây bút chì song song và cùng chiều với vật?
- Ảnh của cây bút chì cùng phương và ngược chiều với vật?
Câu 3: (2,0 điểm)
Đặt một vật hình tam giác ABC trước gương phẳng như Hình 1.
Em hãy vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
Câu 4: (2,0 điểm)
Vật A thực hiện 450 dao động trong 10 giây. Vật B thực hiện số dao động gấp đôi vật A trong cùng thời gian.
a) Tính tần số dao động của hai vật trên.
b) Vật nào phát ra âm bổng hơn? Vì sao?
Câu 5: (2,0 điểm)
a) Nêu 1 ví dụ về nguồn âm và nêu rõ bộ phận nào của nguồn âm đó dao động phát ra âm thanh.
b) Âm có thể truyền qua môi trường nào và không thể truyền qua môi trường nào?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ LỚP 7
Câu hỏi |
Nội dung trả lời |
Điểm |
Câu 1
|
a. |
|
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng |
1,0 điểm |
|
b. |
|
|
Nguồn sáng là: Mặt trời, con đom đóm đang phát sáng, ngọn nến đang cháy, cây sắt nung đỏ. |
1,0 điểm |
|
Câu 2
|
a. |
|
- Gương 1 là gương cầu lồi. |
0,5 điểm |
|
- Gương 2 là gương cầu lõm. |
0,5 điểm |
|
b. |
|
|
- Để ảnh của cây bút chì song song và cùng chiều với vật thì phải đặt bút chì song song với mặt gương. |
0,5 điểm |
|
- Để ảnh của cây bút chì cùng phương và ngược chiều với vật thì phải đặt bút chì vuông góc với mặt gương. |
0,5 điểm |
|
Câu 3
|
- Vẽ đúng, đầy đủ các ký hiệu. - Ảnh ảo A’B’C’; các đường nối AA’, BB’, CC’ phải vẽ bằng nét đứt, nếu vẽ bằng nét liền: Trừ 0,5 điểm - Thiếu hoặc sai ký hiệu khác: Trừ 0,25 điểm. |
2,0 điểm |
Câu 4
|
a. |
|
Tần số dao động của vật A: 450:10 = 45 (Hz) |
0,5 điểm |
|
Tần số dao động của vật B: (450 x 2):10 = 90 (Hz) |
0,5 điểm |
|
b. |
|
|
Vật B phát ra âm bổng hơn |
0,5 điểm |
|
Vì vật B có tần số dao động lớn hơn. |
0,5 điểm |
|
Câu 5
|
a. |
|
Học sinh cho ví dụ đúng |
0,5 điểm |
|
Chỉ ra được bộ phận dao động phát ra âm. |
0,5 điểm |
|
b. |
|
|
Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua môi trường chân không. |
1,0 điểm |