14/01/2018, 14:42

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa năm 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì 1 môn Văn lớp 7 có đáp án Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2015 - 2016 VnDoc.com mời các bạn tham khảo ...

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2015 - 2016

VnDoc.com mời các bạn tham khảo có đáp án đi kèm. Đề kiểm tra học kì 1 môn Văn có 5 câu hỏi kiểm tra kiến thức về thơ, Tiếng Việt và làm văn cảm nghĩ.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 trực tuyến năm 2014 - 2015 Trường THCS Ba Cụm Bắc

Bộ 15 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2015 - 2016 trường THCS Cảnh Hóa, Quảng Bình

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THỊ XÃ NINH HÒA

ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2015-2016

Môn: NGỮ VĂN lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian phát đề)

Câu 1 (1,00 điểm) Đoạn thơ sau đây đã được học trong chương trình Ngữ văn 7, hãy chép thêm cho đủ và đúng cả bài thơ:

...
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
...

Câu 2 (1,00 điểm)

a. Tên bài thơ là gì? Tác giả là ai?

b. Bài thơ viết theo thể thơ gì? Những câu thơ trên thuộc phần nào trong bố cục của bài thơ?

Câu 3 (1,00 điểm)

a. Chỉ ra các từ láy, phép đối và đảo ngữ trong hai câu thơ:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

b. Hai câu thơ tả cảnh gì? Gợi lên tâm trạng gì của nhà thơ?

Câu 4 (1,00 điểm) Điền các từ láy (loáng thoáng, lốm đốm, lê thê, lồ lộ, thỉnh thoảng) vào chỗ trống cho thích hợp:

Đám mây ........., xám như đuôi con sóc nối đuôi nhau bay quấn sát ngọn cây, ......... đi mãi, bây giờ cứ ......... nhạt dần ......... đứt quãng, đã ......... đằng xa một bức tranh trắng toát. (Tô Hoài)

Câu 5 (1,00 điểm)

a. Từ láy có mấy loại? Đó là những loại nào?
b. Xếp những từ láy trên vào đúng loại của nó.

Câu 6 (5,00 điểm)

Người mẹ nói: "... bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

(Cổng trường mở ra - Lí Lan - Ngữ văn 7-tập 1)

Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Hãy phát biểu cảm nghĩ về mái trường thân yêu của em.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7

Câu 1:

Chép thêm cho đủ và đúng:

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
(...)
Dừng chân đứng lại trời, non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.

  • Mức tối đa: chép đúng 4 câu, dấu câu
  • Mức chưa tối đa:
    • Sai, thiếu từ, chính tả.../câu: trừ 0,25đ
    • Thiếu hầu hết dấu câu: trừ 0,25đ
  • Không đạt: không trình bày

Câu 2:

a. Tên bài thơ: Qua Đèo Ngang - Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan.

b. Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật - 4 câu thơ trên thuộc phần thực và luận của bài thơ.

  • Mức tối đa: thực hiện đúng yêu cầu
  • Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày

Câu 3:

a. Các từ láy: Lom khom, lác đác.

  • Phép đối:

Lom khom dưới núi / tiều vài chú,
Lác đác bên sông / chợ mấy nhà.

  • Đảo ngữ:

Vài chú tiều lom khom dưới núi,
Mấy nhà chợ lác đác bên sông.

b. Các từ láy cùng với phép đảo ngữ, phép đối trong hai câu thơ gợi tả sự thưa thớt, nhỏ bé của con người, gợi nỗi buồn man mác trước cảnh hoang sơ, vắng lặng...

Mức tối đa: nêu đúng cả 2 ý

Mức chưa tối đa:

  • Thiếu hoặc sai 1 trong 3 ý phần a: trừ 0,25đ/ý
  • Không nêu ý b: trừ 0,50đ

Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày

Câu 4:

Điền các từ láy (loáng thoáng, lốm đốm, lê thê, lồ lộ, thỉnh thoảng) vào chỗ trống cho thích hợp:

Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc nối đuôi nhau bay quấn sát ngọn cây, lê thê đi mãi, bây giờ cứ loáng thoáng nhạt dần thỉnh thoảng đứt quãng, đã lồ lộ đằng xa một bức tranh trắng toát. (Tô Hoài)

Mức tối đa: Điền đúng cả 5 từ

Mức chưa tối đa: đúng 3 từ, đúng 2 từ, đúng 1 từ

Không đạt: Không làm hoặc khôngđúng từ nào

Câu 5:

a. Từ láy có hai loại. Đó là từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

b.

  • Từ láy toàn bộ: lồ lộ
  • Từ láy bộ phận: (các từ còn lại)
  • Mức tối đa: trả lời đúng 2 nội dung
  • Mức chưa tối đa:
    • đúng nội dung a và 1 ý trong nội dung b
    • đúng 1 nội dung
    • chỉ đúng 1 ý trong nội dung b
  • Không đạt: không đúng hoăc không làm.

1. Yêu cầu chung:

a. Nội dung trọng tâm:

  • Mái trường thân yêu của em; những kỉ niệm, kí ức về thế giới kì diệu gắn bó em với ngôi trường.
  • Những suy nghĩ, tình cảm của em về ngôi trường.

b. Phương pháp: Kết hợp yếu tố biểu cảm với kể, tả...

c. Phạm vi tư liệu: thực tế cuộc sống (7 năm đến trường).

2. Đáp án và biểu điểm: (Dàn bài gợi ý)

a. Mở bài:

  • Giới thiệu về ngôi trường: Đó là ngôi trường em học khi nào (cấp một hay cấp hai)?
  • Giới thiệu những suy nghĩ, cảm xúc của em về ngôi trường: yêu mến, trân trọng, gắn bó coi như mái nhà thứ hai.

Mức tối đa: thực hiện đúng yêu cầu, biết cách dẫn dắt, giới thiệu

Mức chưa tối đa: nêu chung chung

Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày

b. Thân bài:

b.1. Những tình cảm, suy nghĩ, cảm xúc của em về ngôi trường:

  • về lớp học, sân trường, cổng trường, hàng cây, ghế đá...
  • những kỉ niệm đối với chúng...

Mức tối đa: đạt các yêu cầu trên

Mức chưa tối đa:

  • Chưa đạt yêu cầu trên hoặc về nội dung, hoặc về kĩ năng lập luận.
  • Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày

b.2. Những cảm xúc, suy nghĩ về thầy cô, bè bạn, tình cảm thầy trò:

  • Kính yêu, ngưỡng mộ, biết ơn thầy cô, ấn tượng về những bài giảng, về giọng nói của thầy cô...
  • Yêu mến, trân trọng bạn bè, những đứa bạn vô tư, nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu...
  • Mức tối đa: đạt các yêu cầu trên
  • Mức chưa tối đa: Chưa đạt yêu cầu trên hoặc về nội dung hoặc kĩ năng lập luận.
  • Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày

b.3. Nhắc lại một vài kỉ niệm sâu sắc nhất của em với ngôi trường, qua đó thể hiện sự gắn bó, tha thiết.

  • Mức tối đa: đạt các yêu cầu trên
  • Mức chưa tối đa: Chưa đạt yêu cầu trên hoặc về nội dung hoặc kĩ năng lập luận.
  • Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày

c. Kết bài:

Khái quát những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho mái trường. (về thế giới kì diệu đã chắp cánh cho những ước mơ của em)

  • Mức tối đa: thực hiện đúng yêu cầu
  • Mức chưa tối đa: Nêu chung chung, sơ sài
  • Không đạt: không trình bày
0