Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, Khánh Hòa năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, Khánh Hòa năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 có đáp án Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 . Đề thi gồm 2 phần ...
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, Khánh Hòa năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12
. Đề thi gồm 2 phần đọc hiểu và làm văn với thời gian thực hiện bài thi là 150 phút. Ở câu hỏi nghị luận xã hội đề thi yêu cầu thí sinh nghị luận về khát vọng hòa bình của con người trong bối cảnh hiện nay.
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Trần Quang Khải, Hà Nội năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi, Ninh Thuận năm học 2015 - 2016
SỞ GD&ĐT KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 Thời gian làm bài: 150 phút |
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3:
Nhóm tác giả Lê Bích vừa giới thiệu bộ tranh mang tên: Chào mừng bạn đến với thời đại smartphone. Lấy chủ đề không mấy xa lạ về trào lưu sống ảo của những người nghiện smartphone, bộ tranh vẽ ra một thế giới, nơi những chiếc điện thoại được tôn xưng là ông hoàng, và những đầy tớ phục vụ chung quanh chính là nhiều bạn trẻ ngày nay.
Theo Lê Bích, kỷ nguyên smartphone là thời đại mà "điện thoại ngày một thông minh và mỏng manh hơn, con người thì ngày một ngu đi và béo ị", thời đại của những người "bạn bè ngã thì cười, còn điện thoại rơi thì khóc". Thời đại smartphone cũng sinh ra những điều khó hiểu như "chụp ảnh trong nhà xí", thích người yêu có ngoại hình lý tưởng nhưng lại lỡ bước qua nhau vì mải nhìn vào màn hình điện thoại...".
Vẫn với lối vẽ tranh hài hước, châm biếm, bộ tranh của nhóm tác giả Lê Bích nhắn gửi, với chiếc smartphone trên tay, chúng ta nâng niu vì sợ đánh mất, rơi vỡ; còn nhiều thứ khác khi đánh rơi chúng ta lại quá lười để cúi nhặt lên, như một mối quan hệ, một ước mơ.
(theo www.ione.vnexpress.net, ngày 29/10/2015)
Câu 1. Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 dòng) bàn về tác hại của smartphone (điện thoại thông minh) trong đời sống hiện nay. (0,5 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 6:
Con ơi
Ba sẽ kể con nghe
Câu chuyện những ngư dân
Đang hóa thân thành hồng cầu
Để Trường Sa, Hoàng Sa
Vẫn là thịt trong huyết hình Tổ quốc.
Con phải khắc tâm Câu chuyện những bạch cầu:
Là 74 người lính Việt Nam chết giữa Hoàng Sa.
Là 64 người lính Việt Nam chết giữa Trường Sa.
Những con số sẽ không là con số Khi ngẩng đầu:
Tổ quốc 4000 năm.
(Đinh Vũ Hoàng Nguyên, Những huyết cầu Tổ quốc, Có một phố vừa đi qua phố, NXB. Hội nhà văn, 2014, tr.44 - 45)
Câu 4. Đoạn thơ trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu 5. Tác giả đã dùng hình ảnh nào để chỉ những ngư dân, người lính? Ý nghĩa của các hình ảnh đó? (0,5 điểm)
Câu 6. Các dòng thơ "Là 74 người lính Việt Nam chết giữa Hoàng Sa/Là 64 người lính Việt Nam chết giữa Trường Sa/Những con số sẽ không là con số/Khi ngẩng đầu: Tổ quốc 4000 năm" gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về Tổ Quốc? (viết từ 5 – 7 dòng) (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) bàn về khát vọng hòa bình của con người trong bối cảnh hiện nay.
Câu 2 (4,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Sông Mã xã rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Quang Dũng, Tây Tiến, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.88)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
I. Phần đọc – hiểu
Câu 1: 0,5 điểm
Thao tác lập luận bình luận, thao tác bình luận, bình luận
Câu 2: 0,5 điểm
- Biện pháp tu từ: Đối lập (nơi những chiếc điện thoại được tôn xưng là ông hoàng, và những đầy tớ phục vụ chung quanh chính là nhiều bạn trẻ ngày nay; điện thoại ngày một thông minh và mỏng manh hơn, con người thì ngày một ngu đi và béo ị ...)
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự phụ thuộc của con người vào công nghệ dẫn đến lối sống ảo, dửng dưng với những giá trị đích thực xung quanh
Câu 3: 0,5 điểm
Đoạn văn đảm bảo liên kết chặt chẽ về hình thức và nội dung, nêu được tác hại của smartphone trong đời sống
Câu 4: 0,5 điểm
Các phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự
Câu 5: 0,5 điểm
- Những ngư dân: Hồng cầu; người lính: Bạch cầu
- Ý nghĩa: Nhấn mạnh mối quan hệ máu thịt của ngư dân, người lính nói riêng, nhân dân nói chung với Tổ Quốc
Câu 6: 0,5 điểm
Đoạn văn đảm bảo liên kết chặt chẽ về hình thức và nội dung, bày tỏ được tình cảm chân thành của người viết về một đất nước đau thương, anh dũng
II. Phần làm văn:
Câu 1: Nghị luận xã hội
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. 0,25 điểm
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 điểm
Khát vọng hòa bình của con người trong bối cảnh hiện nay
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động
- Giải thích: Khát vọng hòa bình là mong muốn lớn lao của con người về một thế giới không có chiến tranh, không bạo tàn, giết chóc; cuộc sống con người ổn định, thanh bình, yên ả ... 0,25 điểm
- Bàn luận: 1,25 điểm
- Khẳng định khát vọng hòa bình là chính đáng, cần thiết trong bối cảnh thế giới có nhiều xung đột đẫm máu.
- Phân tích được giá trị của hòa bình đối với cuộc sống con người, có kèm dẫn chứng thuyết phục.
- Lên án những hành động đi ngược lại với khát vọng hòa bình, kêu gọi mọi người có trách nhiệm trong việc xây dựng và giữ gìn một môi trường sống hòa bình, ổn định, phát triển.
- Bài học nhận thức và hành động phải sâu sắc, lành mạnh, nhân văn. 0,25 điểm
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, kiến thức phong phú về vấn đề nghị luận. 0,25 điểm
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc. 0,25 điểm
Câu 2: Nghị luận văn học
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. 0,25 điểm
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 điểm
Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân trong cảm xúc "nhớ chơi vơi" về một thời Tây Tiến.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng
- Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và vị trí đoạn trích: 0,75 điểm
- Quang Dũng: Nghệ sĩ đa tài, hồn thơ lãng mạn, tài hoa; thơ giàu chất nhạc, chất họa.
- Tây Tiến: Viết năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, khi Quang Dũng đã chuyển sang đơn vị mới nhớ về đơn vị cũ.
- Đoạn trích: Thuộc phần đầu của bài thơ, thể hiện nỗi nhớ da diết về những chặng đường hành quân gian khổ và thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, trữ tình.
- Cảm nhận nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: 1,0 điểm
- Về nội dung: Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian; bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hiểm trở, hoang sơ vừa thơ mộng, trữ tình; hình ảnh đoàn quân Tây Tiến được khắc họa trên cái nền thiên nhiên ấy với bao gian khổ, hi sinh mà vẫn mạnh mẽ, hào hùng.
- Về nghệ thuật: Hình ảnh chân thực, sinh động, giàu chất thơ; ngôn ngữ sáng tạo, giàu giá trị tạo hình, có sự kết hợp hài hòa giữa thơ, nhạc, họa...
- Đánh giá chung: Đoạn trích tiêu biểu cho phong cách thơ lãng mạn, tinh tế, tài hoa của Quang Dũng. 0,75 điểm
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới lạ, thể hiện năng lực cảm thụ văn chương sâu sắc. 0,5 điểm
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc. 0,25 điểm