14/01/2018, 14:53

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì I lớp 12 môn Sử có đáp án Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 là kiểm tra định kì cuối học ...

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12

là kiểm tra định kì cuối học kì I nhằm khảo sát chất lượng học sinh, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức, ôn thi học kì I, luyện thi THPT Quốc gia môn Lịch sử hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm học 2015 - 2016 tỉnh Cần Thơ

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016

THPT PHAN NGỌC HIỂN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015- 2016
Môn: Lịch sử, khối 12
Thời gian: 45 phút

Câu 1: Em hãy cho biết các xu thế phát triển của lịch sử thế giới sau chiến tranh lạnh? Tại sao sau chiến tranh lạnh các nước chú trọng phát triển kinh tế và lấy kinh tế làm trọng tâm?

Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (tháng 5/1941)?

Câu 3: Em hãy cho biết diễn biến của cuộc tiến công đầu tiên của thực dân Pháp khi quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12

Câu 1: Sau Chiến tranh lạnh, hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Ngày nay sức mạnh của mỗi quốc gia dựa trên nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ tiên tiến cùng lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

  • Quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo hướng đối thoại, thoả hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc té thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ... Mối quan hệ giữa các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuản và hài hoà, tiếp xúc và kiềm chế, cạnh tranh và hợp tác.
  • Tuy hoà bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn xảy ra nội chíên và xung đột. Nguy cơ này càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nới xuất hiện chủ nghĩa li khai và chủ nghĩa khủng bố.
  • Từ thập kỷ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hoá là xu thế khách quan đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.

Câu 2:

a. Hoàn cảnh:

  • Đời sống nhân dân ta dưới hai tầng lớp áp bức bóc lột của Nhật – Pháp hết sức khổ cực điêu đứng.
  • Nhiều phong trào đấu tranh nổ ra nhưng đều thất bại.
  • Ngày 10 đến 19 – 5 – 1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 tại Pắc Bó – Cao Bằng.

b. Nội dung:

  • Kẻ thù: đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
  • Nhiệm vụ: giải phóng dân tộc .
  • Chủ trương: tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay thế bằng giảm tô, giảm thuế, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.
  • Phương pháp: khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
  • Tổ chức: thành lập Mặt trận Việt Minh.

c. Ý nghĩa:

  • Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược mà hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939) đã đề ra đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Động viên toàn Đảng, toàn dân chuẩn bị tiến tới cách mạng Tháng Tám.

Câu 3:

a. Bối cảnh lịch sử:

  • Sau 3 tháng mở rộng chiến tranh ra toàn quốc, Pháp bắt đầu lúng túng trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Trong khi nước Pháp đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế, tài chính, chính trị, xã hội. Vì vậy chúng có âm mưu kết thúc chiến tranh nhanh chóng.

b. Âm mưu của Pháp :

  • Tháng 3 - 1947, Pháp cử tướng Bôlae sang làm cao ủy Pháp ở Đông Dương tiếp tục nuôi ảo tưởng khuất phục nhân dân ta bằng vũ lực.
  • Về chính trị: thành lập chính phủ bù nhìn trung ương.
  • Về quân sự: mở cuộc tiến công lên Việt Bắc để tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta, khóa chặt biên giới Việt – Trung, ngăn chặn liên lạc giữa ta với quốc tế.

c. Chủ trương đối phó của ta:

  • Ngày 15 - 10 - 1947, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị: "phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp", đồng thời vạch rõ phương hướng hành động cụ thể cho quân dân ta.

d. Diễn biến:

  • Pháp tấn công lên Việt Bắc: huy động 12.000 quân chia làm 3 hướng:
    • Ngày 7 - 10 – 1947, Pháp cho 1.200 quân nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn.
    • Cùng ngày Pháp cho quân từ Lạng Sơn tiến lên Cao Bằng rồi theo đường số 3 vòng xuống Bắc Cạn bao vây Việt Bắc từ phía sau.
    • Ngày 9 - 10 – 1947, một binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thủy từ Hà Nội ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang bao vây Việt Bắc từ phía Tây.
  • Quân ta chặn đánh địch:
    • Đối với quân nhảy dù ở Bắc Cạn: địch vừa nhảy xuống đã bị quân ta bao vây, tập kích, tiêu diệt gọn.
    • Đối với quân thủy trên sông Lô: ta phục kích tại Khoan Bộ, Đoan Hùng, Khe Lao... bắn chìm nhiều tàu chiến và ca nô địch.
    • Đối với quân bộ trên đường số 4: ta chặn đánh Đèo Bông Lau,
    • Phối hợp với Việt Bắc quân dân cả nước chiến đấu anh dũng đập tan âm mưu của địch.
    • Ngày 19 - 12 – 1947, Pháp rút quân khỏi Việt Bắc chấm dứt cuộc hành quân phiêu lưu của chúng.

e. Kết quả:

  • Ta tiêu diệt 6.000 tên, hạ 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô, hàng trăm xe bị phá, thu được 1.000 khẩu pháo và hàng ngàn súng các loại.
  • Căn cứ Việt Bắc được giữ vững, cơ quan đầu não kháng chiến của ta được bảo vệ an toàn.
  • Bộ đội chủ lực trưởng thành trong chiến đấu và trang bị thêm nhiều vũ khí.

f. Ý nghĩa:

  • Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại hoàn toàn.
  • Lực lượng so sánh giữa ta và địch thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta.
0