Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì I lớp 11 môn Hóa học có đáp án Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 Nhằm giúp các bạn học ...
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11
Nhằm giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt cho đợt thi học kì 1, VnDoc.com xin giới thiệu đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai năm học 2015 - 2016. Đề kiểm tra môn Hóa có đáp án kèm theo, hi vọng tài liệu này giúp các bạn đạt điểm cao. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Hùng Vương, Bình Thuận năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai năm học 2015 - 2016
THPT THỐNG NHẤT A
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: HÓA HỌC 11
Thời gian làm bài: 45 phút;
Mã đề thi 485
Câu 1: Cho 4,48 lít CO2 (đkc) vào 200ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,4M Ca(OH)2 0,5M, thu được m gam kết tủa. m có giá trị là:
A. 6g. B. 8g C. 10g D. 20g
Câu 2: Giấm ăn là một loại hóa chất được dùng nhiều trong gia đình. Giấm có rất nhiều ứng dụng như giúp tẩy vết bẩn ở đồ dùng nhà bếp và có một số tác dụng tốt đến sức khỏe con người. Giấm có công thức đơn giản nhất là CH2O, biết tỉ khối của giấm so với Hidro là 30. Công thức nào sau đây là đúng của giấm:
A. CH2OHCH2OH B. HCOOH C. HCHO D. CH3COOH
Câu 3: Để phân biệt 2 dung dich: Na2CO3 và Na2SiO3 có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. NaOH B. NaCl C. HCl D. KNO3
Câu 4: Chất 3-MCPD (3-monoclopropanđiol) thường lẫn trong nước tương và có thể gây ra bệnh ung thư. Chất này có công thức cấu tạo là HOCH2CHOHCH2Cl. Khối lượng phân tử của 3- MCPD và thành phần % khối lượng Clo trong phân tử là:
A. 110,5; 64,25% B. 146; 48,63% C. 110,5; 32,13% D. 108,5; 32,75%
Câu 5: Khối lượng Na2CO3 cần dùng để sản xuất được 120 kg thủy tinh có công thức Na2O.CaO.6SiO2 là:
A. 26.61 kg B. 25,38 kg C. 32,64 kg D. 30,52 kg
Câu 6: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau:
A. CH3 – CH2 – OH và CH3 – CH2 – Cl.
B. CH2 = CH – CH3 và CH2 = CH – CH2 – CH3.
C. CH3 – CH2 – OH và CH3 – CHO.
D. CH3 – CH2 – CHO và CH3 – CO – CH3.
Câu 7: Chất hữu cơ X có M = 123 và khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với 72 : 5 : 32 : 14. CTPT của X là:
A. C6H14O2N. B. C6H6ON2. C. C6H5O2N. D. C6H12ON.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất A (phân tử chỉ chứa C, H, O) thu được 0,44 gam khí CO2 và 0,18 gam nước. Thể tích hơi của 0,3 gam chất A bằng thể tích của 0,16 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của chất A là:
A. C2H6 B. C2H4O2 C. CH2O D. C2H6O
Câu 9: Hợp chất hữu cơ được phân loại như sau:
A. Tất cả đều đúng.
B. Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
C. Hiđrocacbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức.
D. Hiđrocacbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hiđrocacbon.
Câu 10: Si phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây:
A. F2, Mg, NaOH B. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl
C. HCl, Fe(NO3)3, CH3COOH D. CuSO4, SiO2, H2SO4 loãng
Câu 11: Cho V lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dung dịch Ca(OH)2 1M, sau phản ứng thu được 8g kết tủa. V có giá trị là?
A. 7,168 lít B. 4,48 lít
C. 7,168 lít hoặc 2,24 lít. D. 2,24 lít
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng với CO2?
A. Tác dụng được với NaOH.
B. Là oxit axit
C. Là chất khử
D. Là chất oxi hóa
Câu 13: Chất có công thức phân tử không trùng với công thức đơn giản nhất là:
A. CH3COOH B. CH3CH2OH C. HCOOH D. HCHO
Câu 14: Phân tử nào sau đây không chứa liên kết:
A. C2H2. B. C2H4. C. C2H6O. D. C6H6.
Câu 15: Cho 19,2 gam kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 dư thì thu được 4,48 lít NO. Kim loại M là:
A. Al B. Fe C. Zn D. Cu
Câu 16: Để khắc chữ và hình lên thủy tinh, ta có thể dung dịch axit nào sau đây:
A. HNO3 B. H2SO4. C. HF D. HCl
Câu 17: Cho CO dư vào bình kín nung nóng chứa MgO, CuO, FeO và Al2O3. Sau khi phản ứng xong thì chất rắn thu được là:
A. MgO, Cu, Fe, Al B. MgO, Cu, Fe, Al2O3
C. MgO, Cu, FeO, Al2O3. D. Mg, Cu, Fe, Al2O3
Câu 18: Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm.
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3?
A. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
B. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
C. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (-830C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
D. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ Y (chứa C, H, O) rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 dựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm, người ta thấy khối lượng bình 1 tăng 3,6 gam và ở bình 2 thu được 30 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là:
A. C3H4O4. B. C3H6O2.
C. C4H6O2. D. C4H6O4.
Câu 20: Cho các chất có công thức sau:
(1) CH3COOH; (2) CH3CHO; (3) HCOOH; (4) HCHO; (5) CH3CH2OH; (6) CH2OHCH2OH
Các chất có cùng công thức đơn giản nhất là:
A. (1); (3) và (4) B. (2) và (5) C. (1) và (4) D. (1); (4) và (6)
Câu 21: Nhiệt phân hỗn hợp gồm NH4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn thì chất rắn thu được sau phản ứng là
A. CuO, Ag2O, FeO B. CuO, Ag, FeO
C. NH4NO2, CuO, Ag, Fe2O3 D. CuO, Ag, Fe2O3
Câu 22: Saccarozơ được dùng làm thức ăn, dùng trong quá trình sản xuất bánh kẹo nước giải khát trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm. Ngoài ra saccarozơ còn được dùng để tráng gương, ruột bình thủy. CTPT của đường saccarozơ là C12H22O11. Phát biểu đúng về saccarozơ là:
A. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol saccarozơ thu được 12 mol CO2 và 22 mol H2O
B. Thành phần % khối lượng O trong phân tử saccarozơ ít hơn trong phân tử đường glucozơ
C. Saccarozơ có cùng công thức đơn giản nhất với đường glucozơ C6H12O6
D. Saccarozơ có công thức đơn giản nhất là C6H11O11
Câu 23: Trong hợp chất cacbon không có số oxi hóa nào?
A. +6 B. -4 C. +2 D. + 4
Câu 24: Oxi hóa hoàn toàn 6,15 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,25 gam H2O; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (đktc). Phần trăm khối lượng của C, H, N và O trong X lần lượt là:
A. 59,1 %; 17,4%; 23,5%; 0%. B. 49,5%; 9,8%; 15,5%; 25,2%.
C. 48,9%; 15,8%; 35,3%; 0%. D. 58,5%; 4,1%; 11,4%; 26%.
Câu 25: Cho phản ứng C + CO2 → 2CO. Trong phản ứng trên:
A. CO2 thể hiện tính chất của oxit axit.
B. CO2 là chất oxi hóa
C. C là chất oxi hóa
D. CO2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa
Câu 26: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:
A. Thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
B. Thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
C. Thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
D. Thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
Câu 27: Tính chất nào sau đây không phải của CO?
A. Không độc B. Không mùi C. Tan rất ít trong nước. D. Không vị
Câu 28: Cho 5,6 lít khí CO (đktc) vừa đủ để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm CuO, FeO thấy có V lít khí CO2 (đktc) bay ra. Cho V lít khí CO2 qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. m có giá trị là:
A. 20g B. 25g C. 30g. D. 10g
Câu 29: Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H6Cl2:
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 30: Theo thuyết cấu tạo hóa học, phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử cacbon có thể liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon.
B. Các hợp chất hữu cơ có thành phần phân tử giống nhau thì có cùng tính chất.
C. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định.
D. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị bốn.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11
Đáp án mã đề thi 485
1 |
B |
7 |
C |
13 |
A |
19 |
A |
25 |
B |
2 |
D |
8 |
B |
14 |
C |
20 |
C |
26 |
D |
3 |
C |
9 |
A |
15 |
D |
21 |
D |
27 |
A |
4 |
C |
10 |
A |
16 |
C |
22 |
B |
28 |
B |
5 |
A |
11 |
A |
17 |
B |
23 |
A |
29 |
A |
6 |
D |
12 |
C |
18 |
D |
24 |
D |
30 |
B |