Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kì I lớp 10 môn Hóa học có đáp án Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 là đề kiểm tra học kì I ...
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10
là đề kiểm tra học kì I lớp 10 môn Hóa dành cho các bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho bài thi cuối kì I lớp 10 được chắc chắn nhất. Đề thi có đáp án đi kèm giúp các bạn tự luyện tập hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
SỞ GD - ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ |
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC KỲ I Môn: HOÁ HỌC LỚP 10 Năm học 2016 – 2017 Ngày thi: 23/12/2016 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1 (2,0 điểm): Ion X2- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6.
a. Nêu vị trí của X trong bảng tuần hoàn. Giải thích.
b. Nêu hóa trị cao nhất của X. Viết công thức oxit, công thức hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất.
c. Cho phi kim Y (Z = 8), so sánh tính chất phi kim của X, Y. Giải thích sự so sánh đó.
Câu 2 (2,0 điểm):
a. Viết sơ đồ hình thành liên kết tạo hợp chất ion NaCl. Xác định điện hoá trị của Na và Cl trong hợp chất đó. Cho số hiệu nguyên tử của Na và Cl lần lượt là 11 và 17.
b. Viết công thức cấu tạo của hợp chất cộng hóa trị CO2, H2O.
(Cho H (Z = 1); C (Z = 6); O (Z = 8))
Câu 3 (2,0 điểm): Cho 2 phản ứng hóa học sau:
- Mg + H2SO4 (đặc) → MgSO4 + SO2 + H2O.
- CrI3 + Cl2 + KOH → K2CrO4 + KIO4 + KCl + H2O
Cân bằng phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron. Xác định rõ chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử.
Câu 4 (1,5 điểm): Nguyên tố X có 2 đồng vị, tỉ lệ số nguyên tử đồng vị 1 : đồng vị 2 là 27 : 23. Hạt nhân đồng vị 1 chứa 35 hạt proton, 44 hạt nơtron. Đồng vị thứ 2 hơn đồng vị 1 là 2 nơtron.
a. Tính nguyên tử khối trung bình của X.
b. X có thể tạo hợp chất CaX2. Nguyên tử khối của Ca là 40, tính % khối lượng của đồng vị 1 có trong CaX2.
Câu 5 (1,5 điểm): Hoà tan hoàn toàn 3,0 gam hỗn hợp X gồm 1 kim loại M thuộc nhóm IIA và muối cacbonat của kim loại đó trong 24 gam dung dịch HCl 18,25%, thu được dung dịch Y và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 13,6. Tìm kim loại M và tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
Câu 6 (1,0 điểm): Hoà tan hoàn toàn 4,88 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng hoàn toàn, thu được 1,008 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 13,2 gam hỗn hợp muối sunfat. Tìm công thức của oxit sắt.
(Cho H = 1; B = 9; O = 16; N = 14; C = 12; Fe = 56; Cu = 64; Na = 23; Mg = 24; K = 39; Cl = 35,5; S = 32; Ca = 40; Sr = 88; Ba = 137)
Đáp án đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10
Câu 1 (2,0 điểm)
a. - C.h.e của X: 1s22s22p63s23p6
- Vị trí và giải thích
b. Hoá trị cao nhất là VI. Công thức là SO3 và H2SO4
c. – Viết c.h.e và nêu vị trí của Y. Từ đó kết luận X và Y cùng thuộc nhóm VI mà trong cùng 1 nhóm theo chiều ĐTHN tăng thì tính phi kim giảm dần
→ Tính phi kim của Y mạnh hơn của X.
(Tính phi kim của O mạnh hơn S)
HS không viết c.h.e hoặc không xác định vị trí hoặc không giải thích mà kết luận luôn chỉ cho ½ số điểm
Câu 2 (2,0 điểm)
a. - HS phải viết được quá trình hình thành ion Na+ và ion Cl- dựa vào c.h.e.
- HS xác định đúng điện hoá trị của Na là 1+ và Cl là 1-
(Nếu HS chỉ viết hoá trị của Na và Cl là 1 mà không có dấu thì không cho điểm)
- HS viết đúng CTCT của CO2 và H2O
(mỗi CTCT được 0,5 điểm)
Câu 3 (2,0 điểm)
- HS cân bằng đúng, xác định đúng chất khử, chất oxi hoá, quá trình khử, quá trình oxi hoá mỗi PT được 1,0 điểm.
- HS cân bằng đúng mà xác định chất và quá trình sai trừ 0,5 điểm
1. Mg + 2H2SO4 → MgSO4 + SO2 + 2H2O
(c.khử) (c.oxi hoá)
2. 2CrI3 + 27Cl2 + 64KOH → 2K2CrO4 + 6KIO4 + 54KCl +32H2O
(c. khử) (c.oxi hoá)
Câu 4 (1,5 điểm)
a. - Tính được A1 = 35 + 44 = 79; A2 = 79 + 2 = 81
- Tính được NTKTB = 79,92
b. - % số nguyên tử 79Br = 54%; 81Br = 46%
- % khối lượng của 79Br = (2.0,54.79):(40 + 79,92.2) = 42,69%
(HS tính sai % khối lượng không cho điểm)
Câu 5 (1,5 điểm)
PTHH: M + 2HCl → MCl2 + H2
MCO3 + 2HCl → MCl2 + H2O + CO2
- nH2 = 0,02 mol; nCO2 = 0,03 mol
→ M = 24 là Mg.
Tính được %mMg = 16%; %mMgCO3 = 84%
(HS không chứng minh axit dư vẫn cho điểm tối đa)
Câu 6 (1,0 điểm)
- HS có thể viết PT và tính theo PTPƯ hoặc quy đổi hỗn hợp hoặc bảo toàn e đều được điểm tối đa.
- Quy đổi hỗn hợp về Fe (a mol); O (b mol) và Cu (c mol)
Lập hệ: 56a + 16b + 64c = 4,88;
3a - 2b + 2c = 0,045x2
400.a/2 + 160c = 13,2
Giải hệ: a = 0,05, b = 0,05, c = 0,02
→ Tỉ lệ x : y = nFe : nO = 0,05 : 0,05 = 1 : 1
→ Oxit sắt là FeO