14/01/2018, 18:05

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015 Đề kiểm tra học kì I môn GDCD lớp 10 có đáp án Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 là đề ...

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10

 là đề kiểm tra học kì I môn GDCD lớp 10 có đáp án, dành cho các bạn tham khảo, ôn tập cho kì thi cuối học kì I lớp 10, chuẩn bị tốt nhất cho bài kiểm tra định kì sắp tới.

Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ, Bình Phước năm học 2016 - 2017

10 bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2014-2015

Môn: GDCD - Lớp: 10

Thời gian làm bài: 45 phút

ĐỀ A

Câu 1. (3 điểm)

Thế nào là thống nhất giữa các mặt đối lập? Lấy một số ví dụ để thấy được chính sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.

Câu 2. (4 điểm)

Trình bày quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất? Lấy một số ví dụ để thấy ý nghĩa trong học tập và trong cuộc sống.

Câu 3. (3 điểm)

Trình bày và phân tích hai đặc điểm của phủ định biện chứng.

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2014-2015

Môn: GDCD - Lớp: 10

Thời gian làm bài: 45 phút

ĐỀ B

Câu 1. (3 điểm)

Thế nào là lượng của sự vật hiện tượng? Nêu ý nghĩa của bài học cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.

Câu 2. (3 điểm)

Lấy một số ví dụ của phủ định biện chứng trong cuộc sống?

Câu 3. (4 điểm)

Trình bày quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất? Lấy một số ví dụ để thấy ý nghĩa trong học tập và trong cuộc sống.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10

ĐÁP ÁN ĐỀ A

Câu 1. Thế nào là thống nhất giữa các mặt đối lập? Lấy một số ví dụ.... 

  • Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là: Liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.
  • Một số ví dụ để thấy sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động phát triển của SVHT:
    • Vd1: Sự đấu tranh giữa giai cấp nô lệ và giai cấp chủ nô đã làm cho xã hội chiếm hữu nô lệ tiêu vong, hình thành xã hội phong kiến.
    • Vd2: Trong lĩnh vực nhận thức, sở dĩ các tư tưởng khoa học ngày càng phát triển vì luôn có sự đấu tranh giữa nhận thức đúng và nhận thức sai...

Câu 2. Trình bày quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất? Lấy một số ví dụ... 

  • Lượng biến đổi trước, biến đổi từ từ. Chất biến đổi sau nhưng biến đổi nhảy vọt.
  • Giới hạn mà lượng biến đổi chưa làm biến đổi về chất gọi là độ.
  • Giới hạn mà lượng biến đổi chất biến đổi gọi là điểm nút.
  • Khi lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định thì chất biến đổi.

(Mỗi ý nửa điểm)

* Ví dụ: HS lấy vd đúng, chính xác mỗi vd được 1,0đ

Câu 3. Trình bày và phân tích 2 đặc điểm của phủ định biện chứng.

  • Tính khách quan: Nguyên nhân của phủ định biện chứng nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng.
  • Tính kế thừa: Trong quá trình phát triển của sự vật hiện tượng, cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong lòng cái cũ.

ĐÁP ÁN ĐỀ B

Câu 1. Thế nào là lượng của sự vật hiện tượng? Nêu ý bài học... 

  • Lượng là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của SVHT, biểu thị ở trình độ, quy mô, số lượng...

* Bài học: Trong học tập và rèn luyện chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ, mọi hành động nôn nóng đều không đem lại kết quả tốt. 

Câu 2. Lấy một số ví dụ về phủ định biện chứng trong cuộc sống.

  • Trong sinh vật: Các giống loài mới xuất hiện phủ định các giống loài cũ là kết quả của quá trình đấu tranh giữa di truyền và biến dị trong bản thân sinh vật tạo ra.
  • Trong xã hội: Chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời từ xã hội cũ. Nó không xóa bỏ sạch trơn, mà tiếp thu, kế thừa có chọn lọc thành quả mà nhân loại đạt được ở chế độ cũ.

Câu 3. Trình bày quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất? Lấy một số ví dụ... 

  • Lượng biến đổi trước, biến đổi từ từ. Chất biến đổi sau nhưng biến đổi nhảy vọt.
  • Giới hạn mà lượng biến đổi chưa làm biến đổi về chất gọi là độ.
  • Giới hạn mà lượng biến đổi chất biến đổi gọi là điểm nút.
  • Khi lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định thì chất biến đổi.

(Mỗi ý nửa điểm)

* Ví dụ: HS lấy vd đúng, chính xác mỗi vd được 1,0đ

0