Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 trường THCS Phước Mỹ Trung năm 2012 - 2013
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 trường THCS Phước Mỹ Trung năm 2012 - 2013 Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 có đáp án Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm học 2012 - ...
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 trường THCS Phước Mỹ Trung năm 2012 - 2013
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm học 2012 - 2013 trường THCS Phước Mỹ Trung là đề thi học kì 1 lớp 7 môn Địa lý dành cho các bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối kì I môn Địa lý được chắc chắn nhất. Đề thi có đáp án đi kèm giúp các bạn tự luyện tập hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 trường THCS Trần Cao Vân năm 2014 - 2015
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2013 - 2014 phòng GD-ĐT Hoài Nhơn, Bình Định
TRƯỜNG THCS PHƯƠC MỸ TRUNG HỌ VÀ TÊN:............................. LỚP:...... |
ĐỂ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2012- 2013 KHỐI: 7 MÔN: ĐỊA LÝ THỜI GIAN: 45' |
Đề 1
A. TRẮC NGHIỆM (3đ) Thời gian làm bài 10 phút
* Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng với yêu cầu câu hỏi (mỗi câu 0,5đ)
1. Đô thị hóa được hiểu là:
A. Việc xây dựng các nhà cao tầng ở các khu phố cổ.
B. Việc mở rộng các đô thị ra vùng ngoại ô.
C. Việc xây dựng các khu dân cư mới ở khu nhà ổ chuột.
D. Quá trình biến đổi nông thôn thành đô thị.
2. Ý nào sau đây không phải là hoạt động kinh tế cổ truyền trong hoang mạc.
A. Chăn nuôi du mục, vận chuyển hàng hóa.
B. Chăn nuôi, trồng trọt trong các ốc đảo.
C. Khai thác khoáng sản dầu mỏ.
D. Vận chuyển hàng hóa và bán qua các hoang mạc.
3. Cuộc sống ở đới lạnh chỉ sinh động trong thời kì:
A. 3 tháng mùa xuân B. 6 tháng mùa mưa
C. 3 tháng mùa hạ D. 6 tháng có mặt trời.
4. Ở Việt Nam năm 2001, dân số là 78,7 triệu người, diện tích đất là 330 991 km2. Vậy mật độ dân số của Việt Nam là:
A. 283 người/Km2 C. 230 người/Km2
B. 238 người/Km2 D. 138 người/Km2
* Điền vào chỗ trống (0,5đ)
5. Ở vùng hoang mạc, bò sát và côn trùng sống..................... Chúng đi kiếm ăn vào.................... Linh dương, lạc đà sống được là nhờ khả năng chịu đói, khát và đi tìm thức ăn, nước uống. Chính cách thích nghi với điều kiện khô hạn đã tạo nên sự độc đáo của thế giới động vật ở hoang mạc.
* Nối cột A với cột B tạo thành đáp án đúng (0,5đ)
6. Sự phân bố sản phẩm trồng trọt ở đới ôn hòa.
A. VÙNG KHÍ HẬU | B. SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT |
1/ Cận nhiệt đới gió mùa | a) Lúa mì, lúa mạch, khoai tây, ngô... |
2/ Vùng ôn đới lục địa | b) Cam, chanh, nho, ôliu... |
1....... |
c) Lúa nước, đậu tương, hoa quả… |
2...... |
B. TỰ LUẬN (7đ) Thời gian làm bài 35 phút.
1- Sự phân bố dân cư trên thế giới diễn ra như thế nào? (1 đ)
2- Giải thích tại sao khí hậu châu Phi nóng bậc nhất thế giới? Châu Phi có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế. (3 đ)
3- Nguyên nhân nào làm cho môi trường nước ở đới ôn hòa bị ô nhiễm? Vậy ở địa phương em, nguồn nước có bị ô nhiễm không? Nếu có chúng ta bảo vệ như thế nào? (3 đ)
Đáp án đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn câu đúng (mỗi câu 0,5đ)
1. D; 2. C; 3. C; 4. B
5. Điền vào chỗ trống (0,5đ)
- Vùi mình trong cát.
- Ban đêm.
6. Nối cột A với cột B tạo thành đáp án đúng (0,5đ)
1 - c; 2 - a
B. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1: (1đ)
- Sự phân bố dân cư không đều trên thế giới. (0,5đ)
- Dân cư tập trung sinh sống ở đồng bằng châu thổ, ven biển, những đô thị là nơi có khí hậu và điều kiện giao thông thuận tiện. (0,5đ)
Câu 2: (3đ)
- Phần lớn lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến Bắc, Nam, có nhiệt độ cao quanh năm => Châu Phi có khí hậu nóng. (1đ)
- Lục địa hình khối, kích thước lớn, bờ biển ít bị cắt xẻ => Châu phi là châu lục khô. (1đ)
- Thuận lợi: Khoáng sản phong phú (vàng, kim cương, dầu mỏ...), một số nơi có đất màu mỡ (cây ăn quả, lúa mì, cacao...) (0,5đ)
- Khó khăn: Khí hậu khô, hoang mạc lớn. (0,5đ)
Câu 3: (3đ)
Nguyên nhân: Nhà máy, cảng biển, khu dân cư, chất thải tàu bè, phân hóa học, thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng. (1đ)
Ở địa phương nguồn nước bị ô nhiễm. (0,5đ)
Bảo vệ: (1,5đ)
- Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm nước.
- Không có hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường nước (đổ rác ra sông rạch, chất thải sinh hoạt, chất độc hại, hóa chất...)