Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn - Sở GD tỉnh Đồng Nai 2016 - 2017
, theo cấu trúc thi THPT Quốc gia 2017, có hướng dẫn giải chi tiết Xem thêm: ...
, theo cấu trúc thi THPT Quốc gia 2017, có hướng dẫn giải chi tiết
Xem thêm:
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giếng hai chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ
Hướng dẫn giải
Câu 1: Thể thơ tự do
Câu 2: Phép tu từ chủ yếu trong đoạn thơ là phép so sánh: "con gặp lại nhân dân" được ví như: nai về suối cũ; như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa...cỏ giêng hai, én gặp mùa,...
Hiệu quả biểu đạt: phép so sánh đã giúp nhà thơ nói lên một cách sinh động, cụ thể về tình cảm của mình với nhân dân; cũng qua đó giúp người đọc hình dung được niềm vui vô hạn, niềm hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi gặp lại nhân dân Tây Bắc; phép so sánh cũng giúp cho lời thơ hàm súc, giàu chiều sâu hình ảnh, gợi cảm hơn, mang ý nghĩa sâu xa hơn tạo nên chiều sâu trí tuệ trong cách diễn đạt của nhà thơ.
Câu 3: Nội dung của đoạn thơ: qua phép liệt kê, so sánh, cùng với các hình ảnh : nai, én, cỏ, đứa trẻ... và cách xưng hô "con"-"nhân dân" - tác giả Chế Lan Viên đã bộc lộ niềm vui khôn tả, niềm hạnh phúc vô biên, tình cảm ấm áp, chân thành khi được gặp lại nhân dân nghĩa tình.
Câu 4: Phong cách ngôn ngữ báo chí. Phương thức biểu đạt là tự sự.
Câu 5: Văn bản trên nói về việc học sinh Tùng sau khi lỡ làm vỡ kiếng xe ô tô đã để lại lời xin lỗi cùng số điện thoại của mình và ngỏ ý đền gương. Hành động của Tùng được khen ngợi về sự trung thực, lòng dũng cảm, dám làm dám chịu.
Câu 6: thông điệp: phải có hành động trung thực, dám làm dám chịu; làm sai phải biết xin lỗi. Vì đó là nhân cách, phẩm giá của con người.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Mở bài: dẫn dắt vấn đề - giá trị của lời xin lỗi
Thân bài:
- Giải thích: lời xin lỗi là lời nói và hành động chân thành xuất phát từ sự nhận thức hành động sai trái của bản thân và dám chịu trách nhiệm.
- Bàn luận:
* Ý nghĩa của lời xin lỗi:
- Thể hiện sự trung thực, lòng dũng cảm của bản thân; dám làm thì dám nhận và chịu trách nhiệm.
- Lời xin lỗi làm cho người nghe cảm thấy hài lòng, vui vẻ, sẵn sàng vị tha. Điều này làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp.
- Làm sai, biết xin lỗi cũng làm cho chúng ta thấy nhẹ nhõm, thanh thản...
- Lời xin lỗi là một hành động văn minh làm cuộc sống xã hội văn minh hơn.
* Phê phán: những kẻ làm sai mà không chịu trách nhiệm; làm sai nhưng không có can đảm nhận sai; biết sai mà không xin lỗi.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Nhận thức được giá trị của lời xin lỗi là cần thiết và phải có hành động xin lỗi cần thiết - vì "Một lời xin lỗi vụng về vẫn quý hơn sự im lặng"
+ Dũng cảm nhận lỗi; tự chịu trách nhiệm trước sai trái.
...
Kết bài: khẳng định lại vấn đề
Câu 2:
* Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước.
* Khái niệm "Tư tưởng Đất Nước của nhân dân"
* Biểu hiện của tư tưởng:
- Trước đó nhà thơ không điểm lại những anh hùng hữu danh, không điểm danh những triều đại nổi tiếng mà nhắc đến nhân dân vô danh anh hùng. Nhân dân chính là những con người sáng tạo ra văn hoá, lịch sử, truyền thống; nhân dân soi bóng tâm hồn mình lên mỗi dáng núi hình sông.
- Ở đoạn thơ này tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện qua:
+ Nhân dân chính là những con người đã tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần truyền lại cho con cháu muôn đời sau: "Họ giữ và truyền...hái trái" (chú ý biện pháp nghệ thuật: điệp từ "họ", liệt kê, sử dụng nhiều động từ...)
+ Nhân dân với truyền thống đánh giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất:
"Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại"
(Chú ý cấu trúc hô ứng "có- thì" > thể hiện tinh thần tự nguyện. Chú ý các động từ)
+ Nhân dân sáng tạo nên ca dao thần thoại với nền văn học dân gian phong phú mang vẻ đẹp tâm hồn nhân dân: lãng mạn trong tình yêu; sống quý trọng nghĩa tình; căm thù giặc sâu sắc và kiên cường trong tranh đấu.
* Đánh giá nội dung và nghệ thuật:
- Nội dung: đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp của tư tưởng "Đất Nước của nhân dân" - tư tưởng có tính chính luận xuyên suốt đoạn trích; trở thành mạch nguồn cảm hứng mãnh liệt của nhà thơ. Đoạn trích đã thể hiện lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ với nhân dân.
- Nghệ thuật: thể thơ tự do phóng khoáng; cảm xúc nồng nàn sâu lắng; nhiều phép tu từ: điệp từ, điệp cấu trúc cú pháp, liệt kê; sử dụng và sáng tạo độc đáo chất liệu văn học dân gian...
* Kết thúc vấn đề: khẳng định lại giá trị tư tưởng.
zaidap.com tổng hợp