Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn năm 2014 THPT An Mỹ
Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 12 trường THPT An Mỹ năm học 2013 - 2014, các em tham khảo tại đây: ...
Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 12 trường THPT An Mỹ năm học 2013 - 2014, các em tham khảo tại đây:
Xem thêm:
Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 12 - THPT An Mỹ năm 2014
Câu 1: (2,0 điểm)
Nêu ý nghĩa nhan đề: “Đàn ghita của Lor-ca”? Nêu ý nghĩa lời đề từ: “Khi tôi chết hãy chôn tối với cây đàn ghita”?
Câu 2a: Theo chương trình Chuẩn (8,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh- một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vàn cách trở”
(Ngữ văn 12, Tập một, trang 155-156, NXB Giáo dục-2009)
Câu 2b: Theo chương trình Nâng cao (8,0 điểm)
Cảm nhận của anh(chị) về đoạn thơ sau trong bài “Đàn ghita của Lor-ca” của Thanh Thảo:
“Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”
Đáp án đề thi học kì 1 môn Văn lớp 12 - THPT An Mỹ năm 2014
Câu 1: (2,0 điểm)
- Ý nghĩa nhan đề: (1,0 điểm)
- Đàn ghi ta là một loại nhạc cụ có nguồn gốc ở Tây Ban Nha từ thế kỉ XV.
- Đàn ghi ta là hình ảnh biểu tượng cho Lor-ca, sự gắn bó của Lor-ca với âm nhạc và nghệ thuật.
- Sự yêu mến và kính trọng của Thanh Thảo và người Việt với đất nước Tây Ban Nha.
- Ý nghĩa lời đề từ: (1,0 điểm)
- Thể hiện tình yêu tha thiết của Lor-ca đối với đất nước Tây Ban Nha
- Tình yêu say đắm với nghệ tuật của Lor-ca
- Mong muốn nghệ thuật phát triển (hãy biết chon nghệ thuật của Lor-ca để dọn đường đi tới)
Câu 2a: Theo chương trình Chuẩn (8,0 điểm)
YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG:
- Vận dụng được kỹ năng cảm nhận tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm thơ
- Biết cách trình bày một bài làm văn (mở bài: giới thiệu được nét chính về tác giả, tác phẩm; kết bài: nêu ý kiến bản thân nhấn mạnh vấn đề…)
- Bài làm có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Xác định được yêu cầu của đề, không phân tích chung chung.
YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:
Vẻ đep tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng song: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cơ bản đáp ứng những ý chính sau:
I. MỞ BÀI: (0,5 điểm)
- Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm, nội dung cần nghị luận
- Trích dẫn đoạn thơ
II. THÂN BÀI: (7,0 điểm)
Nhà thơ vừa phân thân vừa nhập thân vào song để nói lên cái đặc trưng cơ bản của tình yêu là nỗi nhớ và nh cầu, khát khao cần thỏa mãn của tình yêu là có nhau, bên nhau
* Khổ 5: (2,5 điểm)
- Qua hình tượng sóng nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi nhớ da diết, khắc khoải bao trùm cả chiều sâu, bề rộng, không gian, thời gian, nỗi nhớ hiện hữu trong tiềm thức, vô thức và tâm thức
- Liên hệ so sánh ca dao, thơ Xuân Diệu và các nhà thơ khác:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
(Ca dao)
“Những ngày không găp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn song gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố”
(“Thuyền và biển” - Xuân Quỳnh)
Tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ thật mãnh liệt, chủ động bày tỏ tình cảm của mình. Đó là vẻ đẹp của sự bạo dạn, mới mẻ, đắm say. Trái tim của người phụ nữ không cần úp mở nữa. Nó đã đòi nói thật.
* Khổ 6,7: (2,5 điểm)
- Mượn quy luật của sóng, nhân vật trữ tình khẳng định lòng thủy chung son sắc và niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, hạnh phúc
- Liên hệ so sánh ca dao, thơ Xuân Diệu, các nhà thơ khác:
“Chỉ còn em và anh
Cùng tình yêu ở lại”
(“Thư tình cuối mùa thu” - Xuân Quỳnh)
*Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, âm điệu nhịp nhàng như sóng biển, hình tuongj ẩn dụ độc đáo, giọng thơ tha thiết, sâu lắng.
III.KẾT BÀI: (0,5 điểm)
Đánh giá chung về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ
LƯU Ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được các yêu cầu về kĩ năng, kiến thức, diễn đạt tốt, khuyến khích những học sinh có cách viết sáng tạo.
Câu 2b: Theo chương trình Nâng cao (8,0 điểm)
YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG:
- Vận dụng được kỹ năng cảm nhận tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm thơ trữ tình.
- Biết cách trình bày một bài làm văn (mở bài: giới thiệu được nét chính về tác giả, tác phẩm; kết bài: nêu ý kiến bản thân nhấn mạnh vấn đề…)
- Bài làm có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Xác định được yêu cầu của đề, không phân tích chung chung.
YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:
Hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca: con người tư do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị, văn hóa nghệ thuật Tây Ban Nha.
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cơ bản đáp ứng những ý chính sau:
I. MỞ BÀI: (0,5 điểm)
- Giới thiệu khái quát tác giả Thanh Thảo, tác phẩm, nội dung cần nghị luận.
II. THÂN BÀI: (7,0 điểm)
* Mở đầu bài thơ tác giả đã vẽ nên hình tượng một nhà nghệ sĩ Lor-ca bằng những nét chấm phá, phần nào chịu ảnh hưởng của trường phái ấn tượng, xây dựng hình tượng Lor-ca trên nền tảng văn hóa đất nước Tây Ban Nha…
- Chi tiết “tiếng đàn bọt nước”: nghệ thuật chuyển đổi cảm giác (thính giác sang thị giác) và thủ pháp lạ hóa tạo nên sức hấp dẫn kì lạ của tiếng đàn Lor-ca.
- Hình ảnh tương phản gay gắt gợi cảnh đấu trường giữa khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa khát vọng cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua.
- “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”: là hình ảnh vừa thực vừa tượng trưng cho đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đương đầu với những thế lực bạo tàn, hà khắc.
- Nhạc thơ “li-la li-la”, nghệ thuật láy âm “li-la li-la li-la” gợi hợp âm của tiếng đàn ghi ta, gợi lên màu sắc, mùi vị…
- Từ ngữ “lang thang”, “miền đơn độc”, “yên ngựa mỏi mòn”, “vầng trăng chếnh choáng” gợi lên cuộc hành trình đơn độc của người nghệ sĩ đang tranh đấu cho tự do và cái mới.
* Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca, khát vọng cách tân nghệ thuật đành dang dở:
- Tập trung thể hiện giây phút Lor-ca “ bị điệu về bãi bắn” và cực tả nỗi đau đớn, xót xa trước cái chết của nguowiif nghệ sĩ. Thủ pháp đối lập, các biện pháp so sánhh, hân hóa, điệp ngữ được sử dụng triệt để nhằm khắc họa đậm nét, ấ tượng về sự “kinh hoàng”, nỗi đau đớn tột cùng của nhà thơ.
+ Chi tiết “Tây Ban nha hát nghêu ngao”
+ Từ ngữ “kinh hoàng”, hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ”
+ Hình ảnh: “Lorca bị điệu ề bãi bắn
chàng đi như người mộng du”
Thật bất ngờ, hồi tưởng lại cảnh tượng thảm khốc ấy, Thanh Thảo lai như nghe và cảm nhận thấy âm thanh tiếng ghi ta trên chặng đường lãng du của Lor-ca.
*Nghệ thuật:
Từ ngữ chuyển đổi cảm giác “nâu”, “lá xanh”, “tròn bọt nươc vỡ tan”, “ròng ròng máu chảy”, những điêp khúc tạo hình âm nhạc bằng chính nhịp điệu và bằng hình ảnh ( “nâu”, “xanh biết mấy”), bằng liên tưởng ( “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”, “bầu trời cô gái ấy”…). Sự kết hợp ngẫu hứng từ ngữ cũng là sự kết hợp mang tính chất âm nhạc. Đặc biệt, khi “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”, âm nhạc đã thành thân phận, nó là tiếng van vi than khóc của trái tim từ thương trong thơ Lor-ca, nó là chính định mệnh nghiệt ngã với Lor-ca..
III. KẾT BÀI:
-Đánh giá; Với nghệ thuật đặc sắc, đoạn thơ thể hiện sự đồng cảm, tiếc thương sâu sắc của tác giả đối với Lor-ca, người nghệ sĩ tài hoa có soos phận bi tráng của Tây Ban Nha.
Tuyensinh247 tiếp tục cập nhật đề thi học kì 1 môn Văn của các trường năm 2014, các bạn thường xuyên theo dõi .
Tuyensinh247 tổng hợp.