Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Địa Lý - Đắc Nông năm 2015
zaidap.com cập nhật đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 12 môn địa lý năm 2015 của Sở GD&ĐT Đắc Nông năm 2015 phía dưới. ...
zaidap.com cập nhật đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 12 môn địa lý năm 2015 của Sở GD&ĐT Đắc Nông năm 2015 phía dưới.
Xem thêm:
Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Địa Sở Đắc Nông năm học 2014 - 2015
Câu 1. (2,5 điểm)
a. Trình bày tính đa dạng trong cấu trúc địa hình nước ta.
b. Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
Câu 2. (1.5 điểm)
Em hãy phân tích ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam.
Câu 3. (2,5 điểm)
Trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp như thế nào?
Câu 4. (1,5 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy giải thích nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc Nam.
Câu 5. (2.0 điểm)
Theo em miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có điều kiện để phát triển những ngành kinh tế nào. Tại sao?
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 12 môn Địa Sở Đắc Nông năm 2015
Câu |
Nội dung |
1 |
a.Trình bày tính đa dạng trong cấu trúc địa hình nước ta. - Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống ĐôngNam. - Địa hình gồm 2 hướng chính: + Hướng Tây Bắc-ĐôngNam: dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn. + Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn. b.Nêu những thế mạnh và hạn chế thiên nhiên khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta. - Thế mạnh: + Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá, vật iệu xây dựng…Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển. + Rừng và đất trồng : Chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại động thực vật, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc gia. Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài động thực vật cận nhiệt và ôn đới. + Thuỷ năng: Sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa…Có tiềm năng thuỷ điện lớn. + Du lịch: Thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan… - Hạn chế: Xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muối… |
2 |
+ Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam. - Khí hậu Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hoà hơn. - Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển + Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô… + Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, riêng Nam Bộ là 300 nghìn ha, lớn thứ hai trên thế giới sau rừng ngập mặn Amadôn ở Nam Mĩ. Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú. - Tài nguyên thiên nhiên vùng biển + Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long…Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn toàn là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp. Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển. + Tài nguyên hải sản: Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác. Ven các đảo, nhất là tại hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển Đông thật sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. - Thiên tai + Bão: Mỗi năm trung bình có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta.. + Sạt lở bờ biển + Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hoá đất đai. |
3 |
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta - Tính chất nhiệt đới: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên một năm có 2 lần mặt trời đi qua thiên đỉnh; cân bằng bức xạ dương, tổng bức xạ lớn, số giờ năng nhiều… - Lượng mưa và độ ẩm: Lượng mua trung bình 1500 đến 2000 mm, độ ẩm trên 80%... - Gió mùa: Là gió thổi theo mùa, một năm có 2 loại gió là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp - Thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng. - Sự thất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán, sương muối… cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp |
4 |
Những nguyên nhân àm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc, Nam: +Do vị trí địa lý: Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc- Nam, từ 8034’B đến 23023’B nên thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc- Nam. +Tác động của gió mùa àm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiềuBắc-Nam. +Yếu tố địa hình cũng à một tác nhân àm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiềuBắc-Nam(nhất là dãy Bạch Mã đã ngăn cản gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu vào phía nam)
|
5 |
- Các ngành kinh tế: Nông – lâm – ngư, thủy điện, khai thác khoảng sản, du lịch, vận tải biển, công nghiệp chế biến…. - Nguyên nhân: + Nông – lâm – ngư: Phát triển mạnh trồng cây lương thực vì có diện đất phù sa màu mỡ ở đồng bằng, trồng cây công nghiệp ở miền núi, phát triển chăn nuôi gia súc ở miền núi và phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở ven biển. + Tiềm năng thủy điện dồi dào,tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú về chủng loại và trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao. + Tiềm năng du lịch phong phú + Có điều kiện để phát triển giao thông hàng hải. + Có thể phát triển các ngành công nghiệp chế biến đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và khoáng sản nhờ có nguồn nguyên liệu dồi dào. |
zaidap.com - Theo dethi.violet