Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử lớp 8 có đáp án Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử . Đề ...
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử
. Đề thi gồm có 4 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu hỏi tự luận với thời gian làm bài là 45 phút. Đề thi nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh trong học kì 2 môn Lịch sử.
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 8
Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2015 trường THCS Lập Lễ, Hải Phòng
Mời làm: Online
PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Lịch sử - Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) |
A. Phần trắc nghiệm (2.0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Hiệp ước đầu tiên mà triều đình Huế kí với thực dân Pháp là Hiệp ước gì?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
C. Hiệp ước Hác-măng.
B. Hiệp ước Giáp Tuất.
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Câu 2. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) là phong trào yêu nước chống Pháp của giai cấp, tầng lớp nào?
A. Công nhân.
C. Nông dân.
B. Tư sản.
D. Địa chủ phong kiến.
Câu 3. Liên bang Đông Dương gồm những nước nào?
A. Việt Nam, Lào.
C. Lào, Cam-pu-chia.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan.
Câu 4. Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc gồm bao nhiêu bậc?
A. 5 bậc. B. 2 bậc. C. 4 bậc. D. 3 bậc.
B. Phần tự luận (8.0 điểm)
Câu 5 (4.5 điểm)
Nêu những nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta. Âm mưu của thực dân Pháp khi đánh Đà Nẵng là gì? Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 - 1859 diễn ra như thế nào?
Câu 6 (3.5 điểm)
Chỉ rõ chính sách kinh tế về các ngành nông nghiệp, công, thương nghiệp và giao thông vận tải trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam. Các chính sách đó của Pháp nhằm mục đích gì?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8
A. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
A |
C |
B |
D |
Thang điểm |
0.5 |
0.5 |
0.5 |
0.5 |
B. Phần tự luận: (8,0 điểm)
Câu 5. Nêu những nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta. Âm mưu của thực dân Pháp khi đánh Đà Nẵng là gì? Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 - 1859 diễn ra như thế nào?
- Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam:
- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.
- Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu.
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô nên thực dân Pháp đã xâm lược nước ta.
- Âm mưu của thực dân Pháp: chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
- Chiến sự ở Đà Nẵng:
- Liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo đến Việt Nam.
- Chiều 31-8-1858, 3000 quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
- Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.
- Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, lập phòng tuyến, anh dũng chống trả.
- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu phá sản.
Câu 6 Chỉ rõ chính sách kinh tế về các ngành nông nghiệp, công, thương nghiệp và giao thông vận tải trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam. Các chính sách đó của Pháp nhằm mục đích gì?
- Chính sách kinh tế về các ngành:
- Nông nghiệp: Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền. Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô...
- Công nghiệp: Thực dân Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp còn đầu tư vào một số ngành khác như sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, giấy, diêm...
- Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hóa của các nước khác...
- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự...
- Mục đích: nhằm vơ vét, sức người, sức của của nhân dân Đông Dương ...