Đề thi giữa kỳ 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2015 - 2016
Đề thi giữa kỳ 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2015 - 2016 Đề kiểm tra giữa kỳ 1 lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2015 - 2016 có đáp án được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. ...
Đề thi giữa kỳ 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2015 - 2016
Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2015 - 2016 có đáp án được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đề thi giữa kì 1 này có thời gian làm bài là 45 phút, sẽ giúp các em ôn tập kiến thức hiệu quả, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra giữa kì 1, bài kiểm tra cuối kì lớp 4. Mời các em tham khảo.
Đề kiểm tra giữa kỳ môn Toán lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Toán trường tiểu học Sơn Hồng năm 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 4 Tiểu học Hải An, Tĩnh Gia năm 2015 - 2016
A. PHẦN I: ĐỌC HIỂU – ĐỌC THÀNH TIẾNG
I. Đọc hiểu: Đọc thầm bài sau trong thời gian 10 phút
TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI
Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.
Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.
Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không.
Gió ngạc nhiên:
- Ơ chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:
- Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:
- Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.
Theo TRUYỆN NƯỚC NGOÀI
Khoanh tròn vào chữ a, b, c hoặc d trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc làm theo yêu cầu:
1. Hoa hỏi gió và sương điều gì?
a. Bạn có thích bài hát của tôi không? b. Bạn có thích hát cùng tôi không?
c. Bạn hát hay tôi hát đấy nhỉ? d. Cả a, b, c đều sai.
2. Những câu văn miêu tả về bông hoa lạ ở bên bìa rừng là:..........................
3. Gió và sương trả lời hoa thế nào?
a. Ơ, đó là bạn hát à? b. Bài hát đó không hay bằng bài hát của tôi.
c. Tôi không biết. d. Đó là tôi hát đấy chứ.
4. Qua lời bác gác rừng, em hiểu vì sao hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau?
a. Vì mỗi vật đều hát to quá, át tiếng hát của nhau.
b. Vì gió và sương đung đưa và ngân nga thánh thót.
c. Vì chúng không biết cách lắng nghe để hiểu nhau.
d. Cả a, b, c đúng.
5. Theo em, câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?
a. Hãy biết cách khen bạn cho bạn vui.
b. Hãy biết cách lắng nghe để hiểu nhau
c. Loài nào cũng biết ca hát
d. Cả a, b, c đúng.
6. Câu "Mặt trời mỉm cười với hoa." có mấy từ phức?
a. Một từ b. Hai từ
c. Ba từ d. Bốn từ
7. Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
Bác gác rừng ôn tồn giải thích:
- Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.
a. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật
b. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó
c. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là dấu gạch đầu dòng
d. Cả a, b , c
8. Em hãy tìm và viết hai từ láy có trong bài "Tiếng hát buổi sớm mai"
.............................................................................................
9. Đặt câu với một danh từ
.............................................................................................
II. Đọc thành tiếng:
HS bốc thăm chọn 1 trong 3 bài sau và trả lời câu hỏi của GV
* Bài: Người ăn xin (TV4 - T1)
1. Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
2. Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
* Bài "Những hạt thóc giống" (TV4 T1)
1. Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
2. Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
* Bài "Nỗi dằn vặt của An – đrây - ca" (TV4 T1)
1. An – đrây – ca đã tự dằn vặt mình như thế nào?
2. Câu chuyện cho thấy An – đrây – ca là một cậu bé như thế nào?
B. PHẦN II: PHẦN VIẾT
I. CHÍNH TẢ:
II. Tập làm văn
Đề bài: Nhân dịp năm mới, em hãy viết thư cho người thân (ông, bà, cô, chú, ...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 TIẾNG VIỆT 4
PHẦN I: Đọc
I. Đọc hiểu: Từ câu 1-> 8 mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm. Câu 9 đúng đạt 1 điểm.
Đáp án:
1. a
2. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.
2. d
3. c
4. b
5. b
7. a
8. long lanh, thấp thoáng, dập dờn, lao xao...
II. Đọc tiếng: (5 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng hs, đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau:
Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm (ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm).
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm (giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm:0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm).
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu:1điểm.
+ Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm.
PHẦN II. Chính tả: (Viết chính tả 10 điểm)
Cô bé bán diêm
Trời lạnh quá, cô bé đành quẹt que diêm thứ hai. Diêm cháy và sáng rực lên. Bức tường bên cạnh em như biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Em nhìn thấu vào tận trong nhà và thấy một bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn đặt toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, lại có cả một con ngỗng đã quay chín vàng.
GV đọc bài cho HS nghe 2 lần và HD HS viết đúng một số từ khó trong bài (GV chọn)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn.
Viết sai 2 lỗi trừ 1điểm. Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không đúng thể thức đoạn văn, bôi xóa bẩn: trừ 0,5đ toàn bài.
III. TẬP LÀM VĂN:
Nhân dịp năm mới, em hãy viết thư cho người thân (ông, bà, cô, chú, ...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.
- Bài viết đầy đủ 3 phần chính của bức thư.
- Tùy nội dung của bức thư mà GV nhận xét đánh giá phù hợp.