14/01/2018, 20:07

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 6 trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng năm 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 6 trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng năm 2015 - 2016 Đề kiểm tra giữa học kì II môn Vật lý lớp 6 có đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 6 Đề thi giữa học kì 2 môn ...

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 6 trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng năm 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 6

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm học 2015 - 2016 trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng là đề thi học kì II môn Vật lý lớp 6 có đáp án dành cho các bạn học sinh và thầy cô tham khảo, làm tài liệu nghiên cứu, học tập môn Vật lý lớp 6 được chắc chắn nhất, làm cơ sở học lên chương trình Vật lý lớp 7.

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 6 phòng GD&ĐT Bắc Giang năm 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học xã hội lớp 6 trường THCS Nguyễn Trung Trực, Cà Mau năm 2015 - 2016

Bài test: 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN DẦU TIẾNG
TRƯỜNG THCS MINH TÂN
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2015- 2016
Môn: Vật lý 6
(Thời gian làm bài: 60phút không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm: (3 điểm). Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1: Tác dụng chính của máy cơ đơn giản (ròng rọc; đòn bẩy; mặt phẳng nghiêng) là:

A. Làm việc nhanh hơn                                B. Đỡ tốn công hơn

C. Làm việc dễ dàng hơn                            D. Làm việc an toàn hơn

Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.               B. Rắn, khí, lỏng.                        C. Khí, lỏng, rắn.            D. Khí, rắn, lỏng.

Câu 3: Sự nóng chảy là sự chuyển từ:

A. Thể lỏng sang thể hơi                               B. Thể rắn sang thể hơi

C. Thể rắn sang thể lỏng                                D. Thể lỏng sang thể rắn

Câu 4: Nhiệt độ của nước đá đang tan và của hơi nước đang sôi trong nhiệt giai Xenxiut là:

A. 0oC và 100oC                  B. 37oC và 100oC                    C. -100oC và 100oC                D. 32oC và 212oC

Câu 5: Trong các kết luận sau về sự sôi, kết luận không đúng là:

A. Chất lỏng sôi ở nhiệt độ bất kì.

B. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.

C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

D. Các chất lỏng khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.

Câu 6: Các bình ở hình vẽ bên đều chứa cùng một lượng nước như nhau và được đặt trong cùng một phòng. Câu kết luận nào dưới đây là đúng?

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 6

A. Tốc độ bay hơi của nước trong bình A nhanh nhất.

B. Tốc độ bay hơi của nước trong bình B nhanh nhất.

C. Tốc độ bay hơi của nước trong bình C nhanh nhất.

D. Tốc độ bay hơi của nước trong 3 bình như nhau.

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 7: Nêu điểm giống nhau và khác nhau của sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí. (2đ)

CÂU 8: Đổi nhiệt độ: a. 25oC=...... oF                            b. 59oF= ......oC (1đ)

Câu 9: Hãy điền vào cột B quá trình vật lí xảy ra tương ứng với hiện tượng ở cột A dưới đây: (1,0đ)

Cột A Cột B             
a. Sương đọng trên lá cây vào buổi sáng sớm     
b. Phơi khăn ướt, sau một thời gian khăn khô  
c. Cục nước đá trong cốc sau một thời gian tan thành nước  

d. Cho khay nước vào ngăn đá của tủ lạnh, sau một thời gian nước trong khay chuyển thành nước đá
 

Câu 10: (1,5đ) Dựa vào các kiến thức vật lý 6 phần nhiệt học đã học hãy giải thích:

Tại sao khi trồng chuối, mía người ta thường phát bớt lá già đi?

Câu 11: (1,5đ) Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước. Hỏi: 

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 6

a. Các đoạn AB; BC; CD; DE ứng với quá trình vật lí nào?

b. Trong các đoạn BC; DE nước tồn tại ở những thể nào; nhiệt độ là bao nhiêu?

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 6

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C C C A A B

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 7: Giống nhau: Các chất rắn; lỏng; khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi (1,0đ)

Khác nhau: Các chất rắn; lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau (1,0đ)

Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

Câu 8: 

a) 25oC = 0oC + 25oC (0,5đ)

= 32oF + ( 25. 1,8)oF = 77oF.

Vậy 25oC = 77oF

b) 59oF = 32oF + (59oF - 32oF)  (0,5đ)

= 0oC + 27/1,8.oC = 0oC + 15oC

Vậy 59oF = 15oC

Câu 9: 

a) Sự ngưng tụ (0,25đ)

b) Sự bay hơi (0,25đ)

c) Sự nóng chảy (0,25đ)

d) Sự đông đặc (0,25đ)

Câu 10:

Trong lá cây thì có chứa nước nên khi trồng cây (chuối; mía) sẽ xảy ra sự bay hơi của chất lỏng này (0,5đ)

Nếu ta không phát bớt lá đi thì diện tích mặt thoáng của lá lớn -> sự bay hơi xảy ra nhanh hơn (0,5đ)

Mà cây mới trồng nên chưa thể bén rễ do đó chưa thể lấy nước bổ sung cho cây. Mà cây lại mất nước nhiều khi ta không phát bớt lá dẫn đến héo và chết... (0,25đ)

Do đó ta cần phát bớt lá già đi (0,25đ)

Câu 11: 

a) Đoạn AB: Nước đang được tăng nhiệt độ (0,25đ)

Đoạn BC: Nước đang nóng chảy (0,25đ)

Đoạn CD: Nước đang được tăng nhiệt độ (0,25đ)

Đoạn DE: Nước đang sôi (0,25đ)

b) Đoạn BC: Nước tồn tại ở thể rắn + lỏng; nhiệt độ 0o(0,25đ)

Đoạn DE: Nước tồn tại cả thể lỏng và hơi; nhiệt độ 100o(0,25đ)

0