Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 theo Thông tư 22 năm học 2017 - 2018 - Đề số 2
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 theo Thông tư 22 năm học 2017 - 2018 - Đề số 2 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 có bảng ma trận đề thi Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 có đáp án kèm theo ...
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 theo Thông tư 22 năm học 2017 - 2018 - Đề số 2
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4
có đáp án kèm theo và bảng ma trận chi tiết giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 1 đạt kết quả cao. Đồng thời đây là tài liệu cho các thầy cô tham khảo ra đề thi giữa kì đúng chuẩn các nội dung theo TT 22. Mời các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo chi tiết.
Ma trận nội dung kiểm tra môn Toán lớp 4 giữa học kì I
Mạch kiến thức, kĩ năng |
Số câu, số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
Số học: Biết đọc viết số đến lớp triệu, xác định giá trị của các chữ số, so sánh số tự nhiên. Thực hiện thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; tính giá trị biểu thức có chứa một chữ. Giải được các bài tập liên quan đến trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. |
Số câu |
2 |
2 |
2 |
1 |
7 |
Số điểm |
2 |
2 |
2 |
1 |
7 |
|
Đại lượng và đo đại lượng: Biết đổi được các số đo khối lượng, số đo thời gian. |
Số câu |
1 |
1 |
2 |
||
Số điểm |
1 |
1 |
2 |
|||
Yếu tố hình học: Xác định được góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt. |
Số câu |
1 |
1 |
|||
Số điểm |
1 |
1 |
||||
Tổng |
Số câu |
3 |
3 |
3 |
1 |
10 |
Số điểm |
3 |
3 |
3 |
1 |
10 |
Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Toán lớp 4 giữa học kì I
TT |
Chủ đề |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
|
1 |
Số học |
Số câu |
2 |
2 |
2 |
1 |
7 |
Câu số |
1 - 4 |
2 - 6 |
5 - 7 |
9 |
|||
2 |
Đại lượng và đo đại lượng |
Số câu |
1 |
1 |
2 |
||
Câu số |
3 |
8 |
|||||
3 |
Yếu tố hình học |
Số câu |
1 |
1 |
|||
Câu số |
10 |
||||||
Tổng số câu |
3 |
3 |
3 |
1 |
10 |
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - TOÁN 4
Năm học: 2017 - 2018
Thời gian: 40 phút
Câu 1: Giá trị của chữ số 9 trong số 924 335 là bao nhiêu?
A. 9 B. 900 C. 90 000 D. 900 000
Câu 2: Số gồm “6 trăm nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 7 đơn vị” được viết là:
A. 602 507 B. 600 257 C. 602 057 D. 620 507
Câu 3: Năm 2017 thuộc thế kỉ thứ mấy?
A. thế kỉ XVIII B. thế kỉ XIX C. thế kỉ XX D. thế kỉ XXI
Câu 4: Tính giá trị của biểu thức 326 - (57 x y ) với y = 3
…………………………………………………..…………………………………………………………………………………...
Câu 5: Viết đơn vị đo thích hợp vào chỗ chấm:
a- 58……. = 580 tạ b- 5 yến 8kg < 5 ……. 8 kg
Câu 6: Đặt tính rồi tính:
152 399 + 24 698 92 508 – 22 429 3 089 x 5 43 263 : 9
………………….………………………………….………………………..………………….……………………………………….
Câu 7: Một cửa hàng có 3 bao gạo nếp, mỗi bao cân nặng 36kg và 6 bao gạo tẻ, mỗi bao cân nặng 54kg. Như vậy, trung bình mỗi bao gạo cân nặng là
A. 12kg B. 9kg C. 21kg D. 48kg
Câu 8: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
11 + 22 + 33 + 44 + 55 + 66 + 77 + 88 + 99
…………………………………………………………………………….….…..……………………………………………………………………….…….……..…………………………………………………………………….……….……..
Câu 9: Một hình chữ nhật có chu vi là 28m. Nếu chiều dài bớt đi 8m thì sẽ được chiều rộng. Hỏi diện tích của hình chữ nhật đó là bao nhiêu?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............................................................................................................................
Câu 10:
Trong hình bên có:
□ góc nhọn
□ góc vuông
□ góc tù
□ góc bẹt
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN LỚP 4
GIỮA HỌC KÌ I
Năm học: 2017 - 2018
Câu 1: Giá trị của chữ số 9 trong số 924 335 là bao nhiêu? (1điểm)
Đáp án D
Câu 2: Số gồm “6 trăm nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 7 đơn vị” được viết là: (1điểm)
Đáp án A
Câu 3: Năm 2017 thuộc thế kỉ thứ mấy? (1điểm)
Đáp án D
Câu 4: Tính giá trị của biểu thức 326 - (57 x y) với y = 3
Với y = 3, ta có: 326 - (57 x 3) = 326 - 171 = 155 (1điểm)
Câu 5: Điền đơn vị đo thích hợp vào chỗ chấm: (1điểm)
a- 58 tấn = 580 tạ b- 5 yến 8kg < 5 tạ 8 kg
Câu 6: Đặt tính rồi tính: (1điểm)
Câu 7: (1điểm) Một cửa hàng có 3 bao gạo nếp, mỗi bao cân nặng 36kg và 6 bao gạo tẻ, mỗi bao cân nặng 54kg. Như vậy, trung bình mỗi bao gạo cân nặng là
Đáp án D
Câu 8: Tính bằng cách thuận tiện nhất: (1điểm)
11 + 22 + 33 + 44 + 55 + 66 + 77 + 88 + 99
= (11 + 88) + (22 + 77) + (33 + 66) + (44 + 55) + 99
= 99 + 99 + 99 + 99 + 99
= 99 x 5
= 495
Câu 9: Một hình chữ nhật có chu vi là 28m. Nếu chiều dài bớt đi 8m thì sẽ được chiều rộng. Hỏi diện tích của hình chữ nhật đó là bao nhiêu? (1điểm)
Bài giải:
Nửa chu vi của hình chữ nhật là:
28 : 2 = 14 (m)
Chiều dài của hình chữ nhật là:
(14 + 8) : 2 = 11(m)
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
11 - 8 = 3 (m)
Diện tích của hình chữ nhật là:
11 x 3 = 33 (m2)
Đáp số: 33m2
Câu 10: (1điểm)
Trong hình bên có:
4 góc nhọn
2 góc vuông
1 góc tù
1 góc bẹt