Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 năm 2017 - 2018
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 năm 2017 - 2018 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 có bảng ma trận đề thi Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 Đề thi giữa học ...
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 năm 2017 - 2018
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 năm học 2017 - 2018 có đáp án chi tiết và bảng ma trận 4 mức độ kèm theo giúp các em học sinh nắm được các dạng bài ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 1 đạt kết quả cao. Đồng thời đây cũng là tài liệu cho các thầy cô giáo tham khảo ra đề cho các em học sinh đúng chuẩn theo TT 22.
Bảng ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
Mạch kiến thức, kĩ năng |
Số câu và số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
|||||
TN KQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||
1. Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. - Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. - Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; |
Số câu |
3 |
1 |
4 |
|||||||
Số điểm |
1,5 |
0,5 |
2 |
||||||||
Câu số |
1,2,7 |
4 |
1,2,4,7 |
||||||||
2. Kiến thức tiếng Việt: - Nhận biết và xác định được từ động từ…. - Xác định được hình ảnh so sánh, hình ảnh ẩn dụ trong bài . - Phân biệt được từ có nghĩa chuyển, từ đồng âm, từ đồng nghĩa. |
Số câu |
1 |
1 |
2 |
2 |
6 |
|||||
Số điểm |
0,5 |
0,5 |
2 |
2 |
5 |
||||||
Câu số |
8 |
3 |
5,6 |
9, 10 |
8,3,5,6,9,10 |
||||||
Tổng |
Số câu |
4 |
2 |
2 |
2 |
10 |
|||||
Số điểm |
2 |
1 |
2 |
2 |
7 |
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
Trường: ……………………………...... Lớp: ……................................................. Họ và tên: ………………….…………… |
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Tiếng Việt lớp 5 NĂM HỌC: 2017 - 2018 |
I: KIỂM TRA ĐỌC
1. Đọc thành tiếng
* Học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn trong các bài tập đọc sau:
- Thư gửi học sinh (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 04)
- Sắc màu em yêu (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 19)
- Những con sếu bằng giấy (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 36)
- Bài ca về trái đất (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 41)
- Một chuyên gia máy xúc (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 45)
- Ê – mi – li, con… (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 49)
- Tác phẩm của Si–le và tên phát xít (Sách Tiếng Việt 5/tập 1/trang 58)
- Tiếng đàn ba – la – lai – ca trên sông Đà (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 69)
* Trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu
- Đọc thầm bài “Quà tặng của chim non” và chọn câu trả lời đúng.
- Học sinh làm bài trên giấy A4 do nhà trường in.
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Quà tặng của chim non
Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.
Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.
(Theo Trần Hoài Dương)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: (Mức 1 – 0,5 đ) Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu?
a. Về nhà. b. Vào rừng. c. Ra vườn.
Câu 2: (Mức 1 – 0,5đ) Đoạn văn thứ 2 miêu tả những cảnh vật gì?
a. Cây sòi cao lớn có lá đỏ, chú nhái bén ngồi bên một lạch nước nhỏ.
b. Cây sòi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sòi cậu bé thả xuống lạch nước.
c. Cây sòi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang lái thuyền.
Câu 3: (Mức 2 – 0,5đ) Những từ ngữ nào trong bài miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?
a. Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng.
b. Kêu líu ríu, hót, ngân nga, vang vọng.
c. Líu ríu, lảnh lót, ngân nga, thơ dại.
Câu 4: (Mức 2 – 0,5 đ) Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gì?
a. Một cuộc đi chơi đầy lí thú.
b. Một chuyến vào rừng đầy bổ ích.
c. Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga.
Câu 5: (Mức 3 – 1đ) Đoạn văn thứ nhất của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh nhân hóa nào?
a. Chim bay thong thả, lúc ẩn lúc hiện, rủ tôi đi cùng.
b. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi, rủ tôi đi cùng.
c. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi.
Câu 6: (Mức 3 – 1đ) Đoạn văn thứ nhất của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh so sánh nào?
a. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi.
b. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi, cánh chim lúc ẩn lúc hiện như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch.
c. Cánh chim xập xòe như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch.
Câu 7: (Mức 1 – 0,5đ) Cậu bé gặp những cảnh vật gì khi đi cùng chú chim non?
a. Cây sòi, làn gió, đốm lửa, lạch nước, chiếc thuyền, chú nhái bén.
b. Cây sòi, làn gió, lá sòi, lạch nước, chú nhái bén lái thuyền lá sòi.
c. Cây sòi lá đỏ, làn gió, lạch nước, chú nhái bén, đàn chim hót.
Câu 8: (Mức 1 – 0,5 đ) Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?
a. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.
b. Một làn gió rì rào chạy qua.
c. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi.
Câu 9: (Mức 4 – 1đ). Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm?
a. Rừng đầy tiếng chim ngân nga./ Tiếng lành đồn xa.
b. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng./ Giọng cô dịu dàng, âu yếm.
c. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch./ Chè thiếu đường nên không ngọt.
Câu 10: (Mức 4 – 1đ) Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “kêu” (trong câu “Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng.”)?
a. Rên, la, hét, gọi, cười, đùa, hót.
b. Gọi, la, hét, mắng, nhại.
c. Gọi, la, hét, hót, gào.
II: KIỂM TRA VIẾT
Chính tả: (2 điểm – Thời gian: 15 phút) nghe – viết:
Ông tôi
Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ gò hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi đã trông thấy ông chui vào nồi hơi xe lửa để tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn, to phơi bỏng rát dưới cái nắng tháng bảy như cái lò bánh mì, nóng khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió mạnh tới cấp bảy, thổi như vũ bão, vậy mà tóc ông cứ bếch vào trán. Ông tôi nện búa vào đầu đinh đồng mới dồn dập làm sao. Tay búa hoa lên, nhát đậm, nhát mờ, nhát nghiêng, nhát thẳng, chính xác và nhanh đến mức tôi chỉ mơ hồ cảm thấy trước mặt ông tôi phất phơ bay những sợi tơ mỏng.
Theo Vũ Cao
2. Tập làm văn: (8 điểm) – Thời gian: 35 phút
Đề: Tả một cơn mưa.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT
NĂM HỌC: 2017 – 2018
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm.
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
2. Đọc hiểu: (7điểm)
Câu 1: b (0,5 Điểm) Câu 2: b (0,5 Điểm)
Câu 3: b (0,5 Điểm) Câu 4: b (0,5 Điểm)
Câu 5: b (1 Điểm ) Câu 6: b (1 Điểm )
Câu 7: c ( 0,5 Điểm) Câu 8. b (0,5 Điểm)
Câu 9: c (1 điểm) Câu 10: c (1 Điểm)
B. BÀI KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (2 điểm- thời gian 15 phút)
GV đọc cho học sinh cả lớp viết vào giấy kiểm tra bài: Ông tôi
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần,thanh; không viết hoa đúng quy định…) trừ 0,2 điểm.
II- Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)
- Bài viết đủ kết cấu 3 phần: phần mở bài, thân bài, kết bài
- Có sự sáng tạo, có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá.
- Thể hiện được tính cảm vào trong bài
- Bài viết không bị sai lỗi chính tả.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.
- Chữ viết trình bày sạch đẹp, câu văn rõ ràng, mạch lạc