Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Nguyễn Công Trứ, Đồng Nai năm học 2017 - 2018 (Đề 3)
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Nguyễn Công Trứ, Đồng Nai năm học 2017 - 2018 (Đề 3) Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh lớp 6 có đáp án Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 6 là ...
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Nguyễn Công Trứ, Đồng Nai năm học 2017 - 2018 (Đề 3)
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 6
là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ quá trình giảng dạy, củng cố kiến thức và giúp học sinh làm quen các dạng đề kiểm tra 1 tiết Sinh 6 khác nhau.
A/ TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào đối với thực vật?
A. Giúp thực vật sinh trưởng.
B. Giúp thực vật phát triển chiều cao
C. Giúp thực vật có nhiều cành.
D. Giúp thực vật sinh trưởng và phát triển.
Câu 2. Đơn vị cấu tạo của cơ thể thực vật là:
A. Mô B. Tế bào C. Nhân D. Không bào.
Câu 3. Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hút nước và muối khoáng?
A. Lông hút B. Vỏ C. Mạch gỗ D. Mạch rây
Câu 4. Rễ cây trầu không thuộc loại rễ biến dạng nào sau đây:
A. Rễ móc B. Rễ thở C. Rễ củ D. Rễ giác mút
Câu 5. Thân gồm những loại nào sau đây:
A. Gồm thân gỗ, thân cột, thân cỏ
B. Gồm thân đứng, thân leo, thân bò
C. Gồm thân cột, thân đứng, thân leo
D. Gồm thân cỏ, thân cột, thân leo
Câu 6. Thân dài ra do đâu?
A. Sự phân chia mô phân sinh ngọn
B. Chồi ngọn
C. Chồi lá
D. Mô phân sinh.
Câu 7. Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
A. Vì ban đêm cây xanh diễn ra quá trình hô hấp
B. Vì ban đêm cây xanh diễn ra quá trình quang hợp
C. Vì ban đêm cây xanh hấp thụ cacbônic và nhả khí ôxi
D. Vì ban đêm cây xanh không diễn ra quá trình hô hấp.
Câu 8. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể lại phải thả thêm các loại rong?
A. Vì để làm thức ăn cho các.
B. Vì để làm bể cá đẹp.
C. Vì rong sẽ lấy nước và tạo khí cacbônic
D. Vì rong tạo ra khí ôxi cung cấp cho cá hô hấp.
Câu 9. Cây nào sau đây là cây lá kép:
A. Cây hoa hồng B. Cây mồng tơi C. Cây ngô D. Cây bí
Câu 10. Lá gồm các bộ nào sau đây:
A. Gồm gân lá, phiến lá
B. Gồm phiến lá, cuống lá.
C. Gồm lá đơn, lá kép.
D. Gồm cuống lá, phiến lá, gân lá.
Câu 11. Phương pháp nhân giống nào tạo ra nhiều cây mới từ một mô?
A. Giâm cành
B. Chiết cành
C. Ghép cành
D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Câu 12. Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp là:
A. Sinh sản bằng thân, lá
B. Sinh sản bằng hoa, quả.
C. Sinh sản bằng củ, thân.
D. Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá.
B/ TỰ LUẬN:
Câu 1. Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng? (2đ)
Câu 2. Phân biệt lá đơn và lá kép? (2đ)
Câu 3. Tại sao phải thu hoạch cây rễ củ trước khi cây ra hoa kết quả? (1,5đ)
Câu 4. Tại sao khi nuôi cá trong bể phải thả thêm các loại rong? (1,5đ)
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 6
A/ TRẮC NGHIỆM:
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
D |
B |
A |
A |
B |
A |
A |
D |
A |
B |
D |
D |
B/ TỰ LUẬN:
Câu hỏi |
Đáp án |
Biểu điểm |
1 |
+ Đặc điểm bên ngoài: phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt và là phần to nhất của lá. + Cách xếp lá trên cây: lá ở 2 mấu liền hau mọc so le nhau, đặc điểm này giúp cho tất cả các lá trên cành có thẻ nhận được nhiều ánh sáng. |
1đ
1đ |
2 |
+ Lá đơn: Có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến, cả cuống và phiến rụng cùng 1 lúc. + Lá kép: Có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến, chồi nách chỉ có ở trên cuống chính, lá chét rụng trước, lá chính rụng sau. |
1đ
1đ |
3 |
+ Vì chất dự trữ của của dung để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa kết quả. Sau khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ đều giảm. |
1,5 đ |
4 |
+ Vì trong quá trình chế tạo tinh bột, cây rong đã nhả khí ôxi hòa tan vào nước của bể, tạo điều kiện cho cá thở tốt hơn. |
1,5đ |